Xứ Lạng
Khi nhắc đến câu chuyện Chí Phèo trong chuyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, chắc hẳn trong trí nhớ của mỗi người đọc luôn hiện ngay hình ảnh của Chí với những hành động như: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, Rồi hắn chửi đời, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại” … Những hành động mang tính “khổ nhục kế” của Chí chỉ nhằm một mục đích là “kiếm cớ” để tìm cách giao tiếp, trò chuyện với một ai đó, ấy thế mà cũng chẳng một ai thèm ngó nghiêng, để ý đến, ai cũng xa lánh, vì họ hiểu rằng những lời nói của Chí nó không còn “trọng lượng” khiến người khác tin tưởng và lắng nghe. Đó là hình ảnh của anh Chí Phèo ngày xưa, xưa lắm rồi! Chuyện tưởng chừng chỉ có trong văn chương mà thôi, thế nhưng trong xã hội ta hiện nay lại xuất hiện những “anh hùng bàn phím” cũng sử dụng “khổ nhục kế” đó của Chí?
Hình ảnh "Chí phèo" hiện rõ trong từng bài viết của Lê Dủ Chân |
Anh hùng bàn phím” Lê Dủ Chân, đứa con quái thai của đám phản động đang bị quần chúng Nhân dân nhận diện và đấu tranh, vì trong suốt thời gian qua y đã đưa ra những bài viết, những phát ngôn sai sự thật, hay nói cách khác là “cuồng ngôn, lộng ngôn” thì đúng hơn. Chính vì vậy những bài viết của y không được một ai thèm để ý, ngó nghiêng, đếm xỉa đến cả, tổ chức và đồng bọn của y cũng từ đó mà xa lánh, tìm cách hắt hủi vì Chân đã không còn “tác dụng” nữa, tiếng nói của Chân cũng mất “trọng lượng” và điều đó đồng nghĩa với “chiếc cần câu cơm” cũng đang trong mối “đe dọa” nghiêm trọng.
Để cứu vãn lại tình hình, Chân không từ một thủ đoạn nào cả, trong đó y sẵn sàng “khiêu chiến” với tất cả mọi người để nhằm một mục đích là “đánh bóng tên tuổi” để lấy được hình ảnh và thu hút sự chú ý của độc giả.
Chân cũng bắt đầu bằng màn “khổ nhục kế” như Chí Phèo ngày xưa là tìm cách “chửi”, không biết có rượu chè gì như Chí không nhưng Chân cũng bắt đầu chửi, hắn chửi độc giả, chửi những người phản bác lại những bài viết sai trái của mình, hoặc chửi nhóm người mà Chân cho là Dư Luận Viên của Đảng cộng sản Việt Nam?... Có phải chăng khi những miếng cơm manh áo trở thành gánh nặng thì Chân đã không từ một thủ đoạn nào? Điều đó cũng thật dễ hiểu và thông cảm cho Chân được, vì số phận của những “con rối” nằm trong tay kẻ khác thì đâu có quyền lựa chọn!
Nhưng thật đáng tiếc cho Chân, vì đã không thực hiện được ý đồ của mình, những hành động “chửi bới”, “khiêu chiến” của y đã không được một ai “đáp lại”. Có lẽ, y chỉ còn một mình bơ vơ và chỉ biết nói nhăng, nói cuội mà thôi.
Để cứu vãn được “cần câu cơm” khỏi bị “gãy” thì có lẽ chỉ còn một cách là Chân hãy tìm một công việc khác phù hợp hơn với năng lực của mình hay là tiếp tục công việc viết lách của mình, nhưng hãy nói đúng sự thật, đừng nên khua chân, múa tay và lộng ngôn lên mặt dạy đời người khác như thời gian qua. Vì những người dân Việt Nam xưa nay luôn biết phân biệt: đâu là phải, đâu là trái, chính vì vậy họ không cần những “người thầy” như Chân mà điều họ cần ở đây là sự thật và chân chính.
Những hành động thiết thực, những lời nói mang tính xây dựng đất nước sẽ được mọi người dân tôn trọng và hưởng ứng, chính vì vậy việc nên thay đổi và suy xét lại bản thân mình là điều cần thiết đối với Chân hiện nay.
Nhân dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng luôn hoan nghênh và tạo điều kiện cho những kẻ đã một lần “lầm đường” như Chân sửa chữa những khuyết điểm của mình, vì hơn ai hết Nhân dân Việt Nam luôn hiểu rằng “nhân vô thập toàn”, con người sinh ra không một ai là không có khuyết điểm, chính vì vậy họ luôn tạo điều kiện và sẵn sàng giúp đỡ mọi người sửa chữa những khuyết điểm đó!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét