Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

NHU CẦU LUẬT SƯ

Luật sư không chỉ là một chuyên viên luật, mà còn phải là một partner (đối tác) của thân chủ trong các kế hoạch kinh tế thưong mại cũng như kế hoạch tranh tụng. Hiểu đựợc partner của mình, hiểu được công việc của partner, hiểu luật và dùng luật để giúp partner hoạch định công việc một cách hợp pháp và hiệu quả, đó chính là công việc của luật sư.

Ngoài việc hiểu biết luật, luật sư cần có một số kỹ năng tối thiểu như sau:
Khả năng phân tích vấn đề:  Điều quan trọng nhất mà trường luật cần dạy là kỹ năng "suy nghĩ như luật sư". Đó là kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng đặt câu hỏi như một người điều tra. Ví dụ: "Nếu giết người trong khi tự phòng vệ một cách hợp lý thì không có tội".  Thế nào là "tự phòng vệ"? Thế nào là "hợp lý"?   Ai làm gì ai?  Ai bị điều gì mà phải tự phòng vệ?  Thực ra có cần phải tự phòng vệ lúc đó không? Tự phòng vệ bằng cách nào? Vũ khí nào?   Vũ khí đó có hợp lý không? 
Có hằng trăm câu hỏi cho một vụ việc mà một điều tra viên hay luật sư sẽ phải hỏi. Kỹ năng phân tích vấn đề là kỹ năng quan trọng nhất cho một luật gia. Rất tiếc là các trường luật của ta thường thích dạy từ chương hơn là đào tạo sinh viên đặt cậu hỏi để phân tích vấn đề một cách rốt ráo.

Lawyer-AllPosters.jpgKhả năng nghiên cứu và sưu tầm:  Là khả năng đi tìm các câu trả lời sau khi đã có câu hỏi. Đây là khả năng tìm tòi luật pháp và án lệ Việt Nam, cũng như luật pháp và án lệ các nước trong những vấn đề mà Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm. Trong thời đại hiện nay nó còn có nghĩa là khả năng tìm tòi trên mạng toàn cầu.
Khả năng am hiểu các hoạt động kinh tế xã hội mà mình tư vấn  
Khả năng đón đường: Một hợp đồng ký ngày hôm nay là để phòng ngừa những bất trắc có thể xảy ra vài năm sau. Người luật sư phải dự đoán trước được những bất trắc này, càng nhiều càng tốt.  
Thưc ra, nhiều Cty cũng chỉ nhờ đến luật sư khi bị kiện ra toà.  Các công ty cũng nên tập thói quen dùng luật sư để phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Tư vấn một hợp đồng trước khi chưa ký tốn chỉ một tí tiền mà có thể tránh được tranh tụng sau này, rẻ rất nhiều so với việc đưa nhau ra toà khi hợp đồng có vấn đề.

Đạo đức nghề nghiệp:
Đòi hỏi luật sư phục vụ thân chủ tối đa, trong giới hạn luật pháp cho phép. "Phục vụ thân chủ tối đa" đòi hỏi người luật sư tìm các biện pháp tốt nhất cho thân chủ dù rằng đôi khi các biện pháp này có thể không tốt cho luật sư, chẳng hạn ra trọng tài kinh tế cho đỡ tốn kém thay vì ra toà."Trong giới hạn luật pháp cho phép" có nghĩa là luật sư không thể tư vấn thân chủ làm những việc phi pháp.  Các trường luật cũng nên có môn đạo đức nghề nghiệp trong chương trình giáo dục sinh viên luật.

Trần Đình Hoành, Ts Luật - WaShington DC

Lao Động số 236 Ngày 11/10/2007 - SAGA.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét