Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHO NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN

1. Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu (CP) xuất phát từ những mẹo do bạn bè mách bảo, các cú điện thoại của nhà môi giới hay nhưng đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Họ thường mua CP khi thị trường đang trong giai doạn nóng bỏng, đến lúc thị trường trở lạnh, họ rất dễ hoảng loạn, bán tháo số CP nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về những nhà đầu tư mới vào nghề.
Đầu tư chứng khoán về cơ bản là một quá trình bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chọn lựa CP
Bước đầu tiên trong việc chọn lựa một CP là bắt đầu theo dõi diễn biến các CP. Đặt một CP vào danh sách theo dõi (Watch list) sẽ làm tăng sự chú ý của bạn đối với CP đó. Thật hiếm khi bạn tìm được một CP nào đó rồi mua ngay tức thì. Một danh sách quan sát là mấu chốt để lựa chọn CP thành công.
Nếu bạn theo trường phái phân tích kĩ thuật, thì khi đó diễn biến giá CP là lý do chính của việc lựa chọn một CP đó để theo dõi.
Còn nếu bạn theo trường phái phân tích cơ bản, thì tin tức về thu nhập hay bất kỳ một tin tức nào khác về công ty lại là lý do chính để bạn quan tâm đến CP này. Một khi CP đã nằm trong danh sách theo dõi, bạn có thể so sánh diễn tiến giá cả của CP đó với diễn tiến giá cả của các CP khác. Bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin khác liên quan đến CP đó nhằm giúp bạn có cơ sở để ra quyết định.
Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật có thể quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có tính kỹ thuật về CP. Liệu CP có diễn biến giá cả giống như trong quá khứ không? Xu hướng giá CP trong 13 tuần, 26 tuần hay 52 tuần gần đây nhất là đi lên hay đi xuống? So với lúc bắt đầu được đưa vào danh sách, CP đó tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản sẽ tìm kiếm tin tức, các bản bảo cáo thu nhập, báo cáo ngành hay báo cáo của nhà phân tích nhằm tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, khi chọn lựa CP để theo dõi, cách tốt nhất là các nhà đầu tư nên kết hợp các thông tin về phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để xem liệu CP đó có đáng được theo dõi hay không.
May mắn lắm bạn cũng chỉ chọn được 2 đến 3 CP tốt trong số 10 lần chọn. Bởi vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các CP giảm giá sẽ chiếm đa số trong danh sách theo dõi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên đưa những CP tốt nhất trong danh sách theo dõi vào danh mục đầu tư của bạn.
Bước 2: Chấp nhận vị thế
Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà môi giới và thực hiệninrate.jpg giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều. Trước tiên là loại giao dịch mà bạn thực hiện: đoản hay trường (short or long). Mặc dù xu hướng chung của giá CP là di lên nhưng bất kỳ ai dã từng mắc phải một vị thế thua lỗ đều có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn CP có nhiều khả năng đi xuống hơn là đi lên. Nhìn chung, bạn nên tránh nhưng vị thế đoản (vị thế bán non). Chúng ngốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho vị thế đoản lại rất hiếm hoi. Nếu bạn thực hiện vị thế đoản, bạn cần phải giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so với vị thế trường.
Kế đến là việc chọn lựa nhà môi giới. Nếu bạn là một nhà đầu tư tư nhân bạn có lẽ chỉ cần đến một nhà môi giới phần dịch vụ (discount broker). Đây là nhà môi giới cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa hồng.
Bước 3: Giám sát vị thế
Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đưa bạn đến chỗ ra quyết định giao dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết dịnh đầu tư của mình. Khi vị thế đó nằm ở vị trí bấp bênh giữa lỗ và lãi, bạn cần phải hết sức chú ý đến những vị thế này. Khi CP mà bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin rằng, đó là CP tốt thì bạn nên tính đến chuyện mua thêm CP này. Nếu CP mà bạn chọn giảm giá liên tục bạn cũng nên cân nhắc bán đi CP đó nhằm hạn chế thua lỗ.
Bước 4: Kết thúc vị thế
Nhà đầu tư thường bán CP khi giá CP đạt đến mức giá mục tiêu (target price) hay CP không diễn biến theo như mong đợi của anh ta. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết quả tốt nhất. Thông thường, bạn nên bán CP khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự sa sút đáng kể, chắng hạn như, thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt hay nội bộ ban giám đốc luôn lục đục...

----------------------------------------------------------

2. Nên quan tâm đến gì trước khi đầu tư?

"Tôi đã đầu tư vào hàng nghìn công ty khác nhau trên thị trường chứng khoán. Thành công không bao giờ đến từ những điều thần kỳ hay sự nỗ lực ít ỏi. Luôn có một công thức hướng tới lợi nhuận. Điều quan trọng là bạn cần biết nhìn vào đâu trước mỗi quyết định đầu tư”. Đó là nhận định của Doug Richard, một trong những nhà đầu tư chứng khoán hàng đầu trên thế giới.
Năm 2004, Doug Richard đã được tạp chí BBC bầu chọn là nhà đầu tư có cái nhìn sắc sảo nhất trong giới đầu tư chứng khoán Anh. Những khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu của Doug luôn có tỷ lệ sinh lời trên 20%. Mặc dù lựa chọn phương thức đầu tư mạo hiểm nhưng dường như chưa bao giờ Doug phải đương đầu với thua lỗ. Nhiều người băn khoăn tự hỏi: Đâu là “người bảo vệ” cho những khoản đầu tư mạo hiểm của Doug Richard?
Sự thật rất đơn giản! Doug Richard dành khá nhiều thời gian phân tích kỹ lưỡng trong giai đoạn tiền đầu tư. Với Doug, luôn có 5 nhân tố then chốt cần phải quan tâm trước khi đầu tư tiền bạc vào một loại cổ phiếu nào đó:
1. Đảm bảo an toàn vốn
Để kế hoạch đầu tư không đương đầu với rủi ro lớn, điều đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm là đảm bảo đồng vốn của mình được an toàn, không bị giảm sút. Các nhà đầu tư nên xây dựng danh mục đầu tư đa đạng. Ðầu tư đôi khi cũng có nhầm lẫn, sự nhầm lẫn này có thể làm các nhà đầu tư phá sản. Vì vậy khi đầu tư chứng khoán nên tránh tập trung vào một loại chứng khoán mà cần chia ra nhiều loại chứng khoán khác nhau, tức là phân tán rủi ro. Mọi người biết rằng những công ty lớn nhất trên thị trường cũng có thể phá sản, vì vậy một danh mục đầu tư càng đa dạng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, những “cổ phiếu thắng cuộc” sẽ bù đắp cho những “cổ phiếu thua cuộc”. Nếu số tiền ít thì nên mua chứng khoán của công ty mà chúng ta đang làm việc, gia nhập các hội đầu tư hoặc là mua cổ phiếu của các Quỹ hỗ tương.
Không chỉ có vậy, giá cổ phiếu tăng liên tục trong một thời gian nhất định sẽ mang lại cho các nhà đầu tư những khoản lời lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chính sự tăng giá này đã đẩy giá các loại cổ phiếu lên mức giá quá cao. Vậy nên mua vào hay bán ra cổ phiếu nào vào thời điểm này? “Không nên tham quá khi cố găm giữ cổ phiếu để chờ nó tăng giá cao hơn nữa. Cái quan trọng là phải biết khi nào nó chuẩn bị mất giá để kịp thời bán ra, chứ để khi giá đã xuống thấp thì cho dù có muốn bán cũng chẳng có ai mua”, Doug cho biết.
2. Sự đổi mới và cách tân
Sự đổi mới không chỉ đơn thuần là những phát minh sáng chế. Nó có thể là những cách thứcinvestment.jpg mới để tiến hành các hoạt động kinh doanh cũ. Một công ty nhiệt huyết với sự đổi mới thì cổ phiếu của những công ty đó sẽ hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Trong khi, một công ty quá bảo thủ với những phương thức truyền thống thì cổ phiếu của công ty đó cũng trở nên trì trệ và kém năng động.
Điều quan trọng để chiến lược đầu tư được thành công là việc nắm bắt rõ tính năng động của cổ phiếu. Do đó, các nhà đầu tư nên tìm hiểu xem công ty mà mình dự định đầu tư có thực sự hướng đến những phương pháp kinh doanh mới khi gặp khó khăn hay không.
3. Tình hình nhân sự
Hoạt động kinh doanh đều do con người thực hiện. Do vậy, việc nắm bắt tình hình nhân sự của công ty mà bạn dự định đầu tư là rất cần thiết”, Doug nói. Theo ông, việc tìm hiểu tình hình nhân sự không phải là công việc quá khó khăn. Không ai có tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm và danh tiếng để điều hành các hoạt động kinh doanh, điều quan trọng chính là ở chỗ họ có nhiệt huyết với công việc hay không.
“Khi tôi nhìn vào tình hình nhân sự, tôi muốn thấy sự nỗ lực công việc của các nhân viên trong công ty mà tôi dự định đầu tư”, Dough nói, “Một công ty có tình hình nhân sự không ổn định, thường xuyên thay đổi nhân viên không phải là một công ty tốt để đầu tư”.
Hơn thế nữa, với Doug, tình hình nhân sự cũng là yếu tố quyết định để bán cổ phiếu. Nếu những nhà quản lý hàng đầu của công ty (những người chịu trách nhiệm về sự thành công của công ty) bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Đặc biệt, khi phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty đang trở nên suy yếu trong lĩnh vực kinh doanh chính thì tốt nhất nên bán cổ phiếu của công ty đó đi và thay vào đó là tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực đó nhưng mạnh hơn và có Ban quản trị ổn định hơn.

4. Bản cáo bạch

Bản cáo bạch luôn được xem như một tài liệu then chốt. Đối các nhà đầu tư, Bản báo bạch là252052.jpg phương tiện giúp họ đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm các nhà đầu tư phải trả giá đắt.
Bởi vậy, các nhà đầu tư nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty dự định đầu tư thông qua việc nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng dường như là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, tức là tiền chênh lệch, do cổ phiếu tăng giá; nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm là sẽ thu được tiền chênh lệch hoặc tiền chênh lệch sẽ được như mức mà bạn trông đợi.
“Tôi luôn bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện, tôi tự đặt ra cho mình một số mục đích quan trọng như tìm hiểu xem việc kinh doanh của công ty có tiến triển hay không, lợi nhuận trung bình như thế nào, nợ nần ra sao,... Doanh thu tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải là nói lên tất cả. Do vậy, sẽ rất cần thiết khi nghiên cứu Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty”, Doug nói.
Các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu về các sản phẩm công ty kinh doanh, khách hàng của công ty, đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩm này có tiếp tục bán được nữa không. Các thông tin chính về các vấn đề này nằm trong các phần khác nhau của Bản cáo bạch.

954806.jpg5. Kế hoạch kinh doanh

“Nếu công ty mà bạn dự định đầu tư không có những kế hoạch kinh doanh tốt thì triển vọng lợi nhuận của cổ phiếu gần như bằng không. Bạn đừng mắc phải sai lầm này, kinh doanh là một cuộc chiến. Để kiếm lời từ cổ phiếu bạn cần hiểu cổ phiếu đó đang làm những gì và có kế hoạch như thế nào”, Doug nói.
Tất cả các hoạt động kinh doanh đều có những kế hoạch và mục tiêu. Kế hoạch kinh doanh sẽ tạo ra những trọng điểm mà công ty cần tập trung vào. Các nhà đầu tư không thể bỏ qua việc nghiên cứu các kế hoạch kinh doanh nếu muốn có được những khoản đầu tư sinh lời.
Việc tìm hiểu kế hoạch kinh doanh của các công ty không quá dễ nhưng cũng không quá khó. Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu từ chính những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty đó. Họ là những người am hiểu về cổ phiếu này hơn ai hết.
Tạp chí BBC đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với Doug Richard về công việc đầu tư chứng khoán của ông:
BBC: Giới đầu tư chứng khoán đồn rằng, khi bắt đầu, mới "chơi" cổ phiếu có hơn 5 tháng mà ông lãi cả triệu bảng Anh?

Doug Richard:
Tôi không tranh cãi chuyện thiên hạ đồn đại về mình, bạn bè vẫn quen gọi tôi là "trùm cổ phiếu". Điều mà tôi cảm thấy yên tâm và hài lòng sau một thời gian tham gia đầu tư cổ phiếu là đã chọn đúng nhà môi giới. Tôi cho rằng, từ cơ sở hạ tầng đến đội ngũ nhân viên môi giới của Công ty môi giới Nicleway, nơi tôi đang mở tài khoản là đáng tin cậy.

BBC:
Cơ sở nào tạo cho ông sự tin cậy này?

Doug Richard:
Theo đánh giá của tôi, ở Nicleway khả năng của nhà môi giới là vượt trội. Điều này thể hiện qua cách trả lời chính xác, dễ hiểu, mức độ tinh thông nghiệp vụ, tính trung thực, tinh thần phục vụ và tính bảo mật khách hàng của đội ngũ nhân viên làm việc ở đây. Nhờ vậy, khả năng truyền thông giữa các nhân viên môi giới tại sàn của công ty chứng khoán và tại Sở Giao dịch chứng khoán thường rất nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, Nicleway còn có những dịch vụ hỗ trợ khác như có thể cho khách hàng thế chấp chứng khoán ở ngân hàng mẹ để vay tiền mua chứng khoán hoặc để làm việc khác...

BBC:
Có phải ông gián tiếp cho rằng trong đầu tư chứng khoán thì điều đầu tiên cần quan tâm là việc chọn công ty chứng khoán?

Doug Richard:
Điều này đã từng được các chuyên gia về chứng khoán khuyến cáo. Thực tế trong thời gian qua lời khuyên này là hoàn toàn chính xác. Có thể thấy, trong điều kiện đặt lệnh giao dịch qua nhân viên môi giới tại các công ty chứng khoán như hiện nay, khả năng xử lý lệnh nhanh nhạy của nhân viên môi giới là hết sức quan trọng, bởi vì nếu bạn đặt lệnh cùng với giá của người khác mà nhân viên môi giới lại nhập lệnh chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn đã mất quyền ưu tiên và khả năng lệnh của bạn được thực hiện rõ ràng nhỏ hơn người kia.

BBC:
Việc chọn đúng nhà môi giới là một lợi thế nhưng để mua hoặc bán được cổ phiếu ở mức giá vừa ý lại do nhà đầu tư quyết định. Với kinh nghiệm của mình, ông có thể "bật mí" một vài bí quyết?

Doug Richard:
Phương pháp mà tôi sử dụng để xây dựng "danh mục đầu tư” của mình là dựa vào những nhận định của bản thân. Nhận định này được tính theo mức lợi tức kỳ vọng cho mỗi giả định đầu tư của mình và so sánh chúng với nhau để tìm ra danh mục tối ưu về mặt số lượng và chủng loại chứng khoán (tức là danh mục có kỳ vọng cao nhất).
Tôi cho rằng, phương pháp tính lợi tức kỳ vọng này phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá chủ quan của mỗi nhà đầu tư dựa trên các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Việc đánh giá xác suất và tỷ lệ lợi nhuận được chia tuy cùng dựa trên cơ sở thực tế là bản cáo bạch, báo cáo về việc phân chia cổ tức, thông tin đại chúng, thông tin không chính thức mà nhà kinh doanh thu thập được nhưng người nào có nhiều thông tin chính xác và có khả năng dự đoán tốt hơn sẽ có nhiều cơ hội thành công. Điều này đòi hỏi người tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải luôn động não, cần khả năng tư duy, thậm chí đòi hỏi họ cả ý chí và bản lĩnh.

BBC:
Nhà đầu tư có nên một lúc đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu?

Doug Richard:
Có một nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh chứng khoán là đừng bao giờ "bỏ tất cả trứng vào một rổ". Tuy vậy, việc đầu tư dàn trải vào quá nhiều danh mục đầu tư cũng có thể không mang lại hiệu quả mong đợi. Người đầu tư vừa mất sức lực lại vừa không kiểm soát được đối tượng đầu tư của mình. Theo tôi, nhà đầu tư nên tìm hiểu nhiều loại chứng khoán nhưng chỉ nên đầu tư vào một số loại chứng khoán mà họ tin tưởng nhất.

BBC:
Lời khuyên nào với các nhà đầu tư chứng khoán mới vào nghề?
Doug Richard: Trong mua bán chứng khoán, điều quan trọng là nhà đầu tư phải biết tự bảo vệ mình và đưa ra những phương pháp đầu tư phù hợp nhất với từng loại chứng khoán.. Một số biện pháp an toàn cơ bản mà các chuyên gia chứng khoán đã khuyến cáo có thể được tham khảo như hãy cảnh giác với những tin đồn, những người bán đang gây sức ép buộc mình phải hành động tức thời hoặc những sự bảo đảm hay lời hứa về lợi nhuận nhanh chóng; phải chắc chắn hiểu rõ về sự mạo hiểm, rủi ro phát sinh trong mua bán chứng khoán. Ngoài ra cũng cần hiểu bản chất của thị trường chứng khoán là luôn biến động, điều quan trọng mà các nhà đầu tư nên nhớ là thành công trước đây không phải là sự bảo đảm cho thành công trong tương lai đối với một phi vụ đầu tư.
BBC: Xin cảm ơn ông!
Được mệnh danh là một nhà đầu tư được coi là "có máu mặt" tại Anh, kinh nghiệm và những lời khuyên của Doug Richard chắc chắn sẽ rất hữu ích trong thời buổi thị trường có nhiều biến động như hiện nay, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư mới vào nghề. Để rồi, “chính sự cẩn trọng và nhanh chóng nắm bắt kinh nghiệm đầu tư chứng khoán sẽ đưa đến bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán”, Doug Richard nhận định.

Những nhân vật không thể thiếu trên thị trường chứng khoán

Trải qua hàng trăm năm lịch sử hình thành, thị trường chứng khoán đến nay vẫn không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định là một kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và yêu cầu về sự đa dạng trong các hoạt động đầu t¬ư, đến nay nhiều loại thị trường đã ra đời với các hình thức tổ chức thị trường từ đơn giản đến hiện đại và hết sức chặt chẽ.
Thị trường chứng khoán không thể thiếu những thành viên hoạt động của mình. Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.

-------------------------------------------

3. Vai trò của chuyên gia chứng khoán trên thị trường chứng khoán giao dịch tập trung.

admin.jpgMục tiêu của các Sở giao dịch là tạo lập một môi trường giao dịch chứng khoán (chứng khoán) an toàn và hiệu quả, trong đó các nhà đầu tư phải được đối xử công bằng, được cung cấp thông tin tương xứng nhằm hỗ trợ kịp thời cho các quyết định đầu tư.
Trên thị trường chứng khoán giao dịch tập trung, chuyên gia chứng khoán là những người hoạt động chuyên môn nhằm duy trì sự công bằng, cạnh tranh và hiệu quả về một loại chứng khoán đã niêm yết. Ngoài ra, các chuyên gia còn là sự kết nối giữa các nhà môi giới với các lệnh đặt mua và bán trên thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho các giao dịch được thực hiện an toàn và hiệu quả.
Một giao dịch được thực hiện khi giá cả đã hợp lý, để đạt được mức giá hợp lý thì các lệnh đều phải chuyển qua các chuyên gia phụ trách. Vai trò của các chuyên gia được thể hiện qua các hoạt động sau:

  • Vai trò là đại lý của các nhà môi giới: Công việc của chuyên gia là thực hiện lệnh cho các nhà môi giới đối với loại chứng khoán mà họ phụ trách. Nếu một khách hàng tiến hành đặt lệnh thông qua nhà môi giới, trong trường hợp lệnh giới hạn không thể thực hiện được, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này sang các chuyên gia, các chuyên gia sẽ trở thành người đại diện cho nhà môi giới đối với lệnh đó tại sàn giao dịch.
  • Vai trò là nhà đấu giá: Trong toàn bộ phiên giao dịch, các chuyên gia sẽ đưa ra một mức giá chào mua - chào bán tốt nhất, trên cơ sở đó đến đầu mỗi phiên giao dịch họ thiết lập một mức giá giao dịch hợp lý đối với từng loại chứng khoán trên cơ sở cung - cầu về loại chứng khoán đó. Hoạt động này nhằm bảo đảm trật tự thị trường đối với từng loại chứng khoán mà họ phụ trách, đồng thời hạn chế sự dao động về giá cả của chứng khoán đó.
  • Vai trò là nhà kinh doanh: Các chuyên gia thực hiện giao dịch tại một mức giá nằm trong khoảng giá chào mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất. Họ là người chịu trách nhiệm giảm thiểu sự chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán. Việc mua và bán này được thực hiện theo hướng của thị trường cho đến khi sự chênh lệch được cân bằng trở lại.
  • Trong trường hợp xảy ra biến cố về lệnh, về giá cả... tại thị trường giao dịch tập trung, vai trò của các chuyên gia trở nên rất quan trọng trong việc chủ động điều chỉnh các biến cố về trạng thái cân bằng và ổn định.
----------------------------------------------------
4. Vai trò của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường phi tập trung.

Nhà tạo lập thị trường là người thực hiện chức năng duy trì thị trường cho một loại chứng khoán. Chẳng hạn, đối với chứng khoán A là chứng khoán không niêm yết và được mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC). Nhà tạo lập thị trường là người đặt ra mức giá bán chứng khoán A cho bên mua với sự thách giá trên cơ sở tương ứng với mức giá mà bên bán (khách hàng của họ) yêu cầu.
Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua bán chứng khoán A trên thị trường OTC, nhà môi giới sẽBanca-extranjera-Templat-07.jpg     chuyển lệnh này tới nhà kinh doanh (thuộc bộ phận kinh doanh của công ty môi giới). Nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm người có thể bán số chứng khoán A (nhà môi giới bên bán). Lúc này, nhà môi giới bên bán đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho chứng khoán A.
Thực tế là có nhiều nhà môi giới sẵn sàng bán chứng khoán A và như vậy sẽ có rất nhiều nhà tạo lập thị trường đối với chứng khoán A tương đương với các mức "thách giá" khác nhau. Nhà kinh doanh bắt đầu tiến hành thương lượng về giá cả của chứng khoán A với các nhà tạo lập thị trường để có thể đạt được mức giá tối ưu. Giao dịch sẽ được thực hiện khi nhà kinh doanh tìm được nhà tạo lập thị trường bán số chứng khoán A với mức giá thấp nhất.
Thông thường các nhà tạo lập thị trường là những nhà môi giới đã được đăng ký. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà môi giới đã đăng ký đều là những nhà tạo lập thị trường. Để có thể trở thành một nhà tạo lập thị trường thì người môi giới phải thực sự quan tâm đến việc tạo dựng thị trường cho một loại chứng khoán.
Vai trò của các nhà tạo lập thị trường được thể hiện thông qua các hoạt động sau:
  • Duy trì tính thanh khoản của thị trường đối với một loại chứng khoán khi chứng khoán đó được phát hành ra thị trường.
  • Tăng khả năng thực hiện giao dịch một loại chứng khoán có thể sinh lời do sự cạnh tranh về giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường khác nhau đối với cùng loại chứng khoán đó.
  • Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một loại chứng khoán không niêm yết trên thị trường.
  • Tăng tính thanh khoản của thị trường đối với một loại chứng khoán khi tăng số lượng các nhà tạo lập thị trường.

Các chuyên gia cũng có thể trở thành "nhà tạo lập thị trường" đối với một loại chứng khoán cụ thể trong điều kiện phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự kiểm soát này sẽ hạn chế được các sai phạm nếu họ lạm dụng quyền hành độc quyền của mình tại Sở giao dịch.
Bên cạnh đó, các nhà tạo lập thị trường có xu hướng cạnh tranh với nhau do luôn có nhiều nhà tạo lập thị trường đối với một chứng khoán, do đó thị trường OTC được đánh giá là có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.
Cả chuyên gia chứng khoán và nhà tạo lập thị trường đều được tiếp cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông tin trên sổ lệnh, vì vậy họ có nhiều khả năng bị "rò rỉ" thông tin khi có sự biến động thị trường. Nếu không bị cấm, các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng các thông tin này (bao gồm các thông tin nội bộ) để thực hiện kinh doanh cho chính họ nhằm thu lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do tại sao những đối tượng này bị kiểm soát chặt chẽ. Một yêu cầu khác nữa là họ phải công bằng với tất cả các nhà đầu tư, không được phép thiên vị bất cứ bên nào.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều loại thị trường mới ra đời như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường hợp đồng tương lai, thị trường quyền chọn... cùng với sự hỗ trợ của các phương thức giao dịch đa dạng đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thị trường chứng khoán, góp phần vào sự công bằng, hiệu quả và trật tự đối với các giao dịch tại các thị trường này... Vì vậy vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường là luôn được khẳng định.

----------------------------------------

5. Cẩn trọng khi giao dịch với các Công ty chứng khoán

Hiện tại, cách tiếp cận dễ nhất của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán là qua các công ty chứng khoán. Tại các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, các hình thức đầu tư chứng khoán cũng đã "xâm nhập" vào tư duy của mọi người. Trên những thị trường này, có thể thấy lượng khách hàng đến các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch nói riêng hay lượng người quan tâm đến chứng khoán nói chung ngày một tăng
Các công ty chứng khoán có thể cung cấp những nghiệp vụ như môi giới, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, tự doanh, bảo lãnh phát hành,.
Khi tiến hành tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng, các công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng nếu vi phạm các cam kết. Trong trường hợp thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp trong việc niêm yết chứng khoán, các công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều công ty chứng khoán lợi dụng những khe hở của pháp luật để tiến hành các hành vi tiêu cực mà nếu không cẩn thận các nhà đầu tư rất dễ gặp rủi ro.

broker1.jpg1. Tư vấn vì lợi ích cá nhân của các công ty chứng khoán:

Do ý đồ cá nhân, công ty chứng khoán có thể sẽ tư vấn đầu tư không phù hợp với nhu cầu, khản năng tài chính và mục tiêu của khách hàng. Do đó, khách hàng cần nhận thức rằng, mình muốn được hướng dẫn đầu tư phù hợp với bản thân mình chứ không phải phù hợp với người môi giới. Mỗi khoản đầu tư được tư vấn đều cần có lời giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro.

2. Vi phạm quy định giao dịch công bằng:

Các hoạt động sau đây của các công ty chứng khoán bị xem là vi phạm những quy định liên quan đến giao dịch công bằng:

  • Đề nghị thực hiện việc đầu cơ chứng khoán mà không xem xét tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo khách hàng không chịu rủi ro.
  • Mở tài khoản khống chế thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trái phép.
  • Thực hiện các giao dịch ngoài thẩm quyền được giao.
  • Đề nghị mua chứng khoán không thích hợp với khả năng chi trả của khách hàng.
  • Các hoạt động lừa đảo (chẳng hạn như giả mạo và cung cấp không đầy đủ hoặc không cung cấp số liệu thực tế).

3. Giao dịch thái quá:

Hành vi giao dịch thái quá có nghĩa là giao dịch thường xuyên và với số lượng lớn trên tài khoản của khách hàng nhằm mục đích nhận hoa hồng mà không nhằm đạt được các mục tiêu khách hàng đã đề ra. Đây là hành vi lạm dụng trách nhiệm uỷ quyền của khách hàng.
Một trong những biện pháp để ngăn chặn hành vi lạm dụng này là nhà đầu tư cần phải yêu cầu tất cả tài khoản mà mình uỷ quyền cho công ty chứng khoán phải được giám sát viên của công ty chứng khoán xem xét thường xuyên.
4. Vay và cho vay tiền và chứng khoán: broker3.jpg
  • Vay tiền và vay chứng khoán của khách hàng: Các công ty chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng khoán từ khách hàng trừ phi khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức tài chính có chức nang thực hiện việc cho vay tiền và chứng khoán.
  • Cho khách hàng vay tiền và chứng khoán: Các công ty chứng khoán cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán. Quy định này không áp dụng cho nghiệp vụ vay bảo chứng của các công ty chứng khoán hay việc các nhà môi giới chứng khoán cho vay theo nghiệp vụ thông thường.

5. Xuyên tạc:
Các công ty chứng khoán có thể xuyên tạc, nói không đúng về bản thân hay về các dịch vụ của công ty mình đối với khách hàng tiềm năng. Do đó, theo quy định, Công ty chứng khoán không được phép xuyên tạc về:
  • Trình độ, kinh nghiệm và học vấn.
  • Loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng.
  • Các loại phí.
Việc công bố không chính xác hay không công bố các sự kiện quan trọng liên quan đến những vấn đề trên cũng bị coi là xuyên tạc. Khách hàng sẽ phải khó khăn khi so sánh chất lượng dịch vụ giữa các công ty chứng khoán nếu khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến vấn đề chuyên môn.
6. Sử dụng các báo cáo, công trình nghiên cứu của công ty hoặc cá nhân khách hàng:
Công ty chứng khoán không được phép sử dụng các nghiên cứu phân tích hay đề nghị do cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng, các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện. Công ty chứng khoán có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo hay phân tích của người khác nhưng không được tự nhận rằng, các báo cáo, nghiên cứu đó là của mình.
broker4.jpgCó thể nói, nhà đầu tư đến bất kỳ Công ty chứng khoán nào cũng đều dễ dàng được tiếp cận với những thông tin thị trường, những lời khuyên của nhà môi giới, hoặc tư vấn của các chuyên gia... Đó là tại những thị trường lâu đời như phố Wall, Nhật Bản, Hồng Kông. Tuy nhiên, tại những thị trường chứng khoán còn rất mới và sơ khai như thị trường Việt Nam, các chủ thể hoạt động trên thị trường vẫn trong giai đoạn vừa làm vừa bổ sung và củng cố nên nhà đầu tư chưa thể có cơ sở để đặt niềm tin tuyệt đối vào bất kỳ một định chế tài chính nào.
Nhà đầu tư cần ý thức rằng dù có biết được một tin tức tốt lành đến đâu đi nữa thì quyết định mua hay bán vẫn cần cân nhắc kỹ bởi mua chứng khoán là mua bằng tiền của chính mình, được hay mất đều tác động trực tiếp đến ngân sách của nhà đầu tư. Đặc biệt cần thận trọng với trào lưu thị trường vì trong trào lưu thị trường hiện tại, nhà đầu tư bỏ tiền mua chứng khoán nhìn chung vẫn theo xu hướng kỳ vọng giá lên chứ không mấy ai có những phân tích sát thực tình hình hoạt động của công ty niêm yết để tìm ra một mức giá hợp lý.
Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng rất khó dự đoán xu thế biến chuyển của giá chứng khoán vì hai nguyên nhân:
Thứ nhất, các thông tin về công ty niêm yết chưa thực sự được công bố thường xuyên và đầy đủ.
Thứ hai, do hình thức đầu tư chứng khoán còn rất mới mẻ đối với công chúng nên việc quyết định mua, bán chứng khoán của nhiều nhà đầu tư vẫn mang tính tự phát theo trào lưu, chưa có sự phân tích đánh giá nên không ổn định trong tâm lý đầu tư.
Có một vài điều nhà đầu tư cần lưu ý khi giao dịch với các Công ty chứng khoán, cụ thể:
  • Hãy yêu cầu Công ty chứng khoán cho bạn biết về tình hình thị trường hiện tại, bạn cũng có thể yêu cầu họ cung cấp các tài liệu về tình hình của các công ty niêm yết. Hãy quan tâm đến những quy định cơ bản về hoạt động của công ty và thị trường như giới hạn khoản tiền mở tài khoản, mức phí môi giới, biên độ dao động giá...
  • Cần thận trọng đối với những nhà tư vấn đầu tư cung cấp thông tin không khớp với các thông tin trong tài liệu. Trong trường hợp có nhiều điểm không giống hãy xin tư vấn dưới dạng văn bản về những gợi ý đầu tư và lý do đầu tư. Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong trường hợp phát sinh các vấn đề sau khi bạn được tư vấn.
  • Các Công ty chứng khoán hứa hẹn lợi nhuận nhanh chóng và dễ dàng cũng là điều bạn cần cân nhắc Hãy nhớ là điều gì quá tốt, quá thuận lợi đều cần phải xem lại. Nên cân nhắc kỹ càng, nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy tìm lời khuyên của người tư vấn khác.
  • Đừng để bị thuyết phục dẫn đến những quyết định hấp tấp dựa trên các thông tin "nội gián", thông tin "tuyệt mật", "khả năng hợp nhất" hoặc "bị thâu tóm" hay những tin về "sản phẩm mới hấp dẫn"...
  • Khi đầu tư vào chứng khoán, nên hiểu rằng các điều kiện cấp phép do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đặt ra là nhằm bảo đảm cho các Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng như các nhân viên được cấp phép có đủ khả năng hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các loại giấy phép do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp sẽ đảm bảo tính trung thực đối với hành vi của người hoặc đơn vị được cấp phép hay chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp.

    Mua chứng khoán một cách khôn ngoan

    Bắt đầu hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán quả là không mấy dễ dàng. Mở tài khoản ở hãng tư vấn đầu tư sẽ rất tốn kém. Mua các loại chứng khoán khác nhau cũng đòi hỏi phải xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng.

    Cách tốt nhất để bắt đầu "buôn" chứng khoán là dùng chiến lược gọi là bình quân giá chi phí đôla (dollar-cost averaging). Đây là một thuật ngữ thường dùng để thực hiện các khoản đầu tư vào một chứng khoán thường xuyên và có hệ thống mà không tính đến yếu tố giá cả.

    Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng các nhà đầu tư theo chiến lược đó thường có khuynh hướng phải trả mức giá thấp hơn những người mua chứng khoán theo số lượng lớn. Chiến lược này khá hữu hiệu, đặc biệt đối với ngành có độ giao động cao như ngành công nghệ. Sở dĩ như vậy là bởi vì cùng 100$ một tháng có thể mua được nhiều chứng khoán hơn khi giá xuống và sẽ mua được ít chứng khoán hơn khi giá lên.

    Có rất nhiều cách để thiết lập nên những khoản đầu tư chứng khoán theo hệ thống. Cách thứ nhất có thể là thực hiện việc mua vào chứng khoán liên tục thông qua một nhà môi giới giảm giá trên mạng. Hoặc là nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ của các nhóm hỗ trợ nhà đầu tư về chứng khoán.

    114-38066.jpgNguyên tắc quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy tắc đã đề ra và thiết lập những khoản đầu tư thường xuyên trong quỹ chứng khoán của bạn mỗi tháng, bất kể là khoản đầu tư ấy nhỏ đến mức nào. Và sau đó, bạn hãy bình tĩnh vượt qua những "thử thách cam go" của thị trường.

----------------------------------------------------
6. Định hướng tài sản trong đầu tư chứng khoán

Thế nào là tài sản thực và thế nào là tài sản tài chính? Nhà đầu tư nên đầu tư vào loại tài sản nào trên thị trường chứng khoán? Đó là câu hỏi mà các nhà đầu tư chứng khoán cần trả lời trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư chứng khoán. Có một số nhà đầu tư đã nhầm lẫn khi trả lời câu hỏi trên. Kết quả là họ phải chịu những khoản thua lỗ không đáng có.

Tài sản thực là các loại tài sản trực tiếp tham gia quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ của nền kinh tế như: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, chất xám,...

Ngược lại, tài sản tài chính là các loại tài sản không tham gia trực tiếp quá trình sản xuất hàng hóa – dịch vụ, như tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có giá,... Các loại tài sản này chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể chỉ là những dữ liệu trong máy tính, sổ sách.

Tài sản tài chính yêu cầu cao về lợi tức mà các tài sản thực tạo ra. Nói cách khác, tài sản thực tạo ra lợi tức thuần cho nền kinh tế, còn tài sản tài chính thì định ra sự phân phối lợi tức hoặc của cải giữa các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đem của cải của mình đi mua các loại chứng khoán (tài sản tài chính). Những người phát hành chứng khoán (công ty, chính phủ,...) sử dụng số tiền huy động được từ việc phát hành chứng khoán để đầu tư mua tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ, hàng hoá và thương hiệu. Khi đó, thu nhập từ chứng khoán của các nhà đầu tư chủ yếu từ lợi tức do các tài sản thực tạo ra và các tài sản thực này thì được tài trợ chủ yếu bằng việc phát hành chứng khoán.

Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các tài sản tài chính, không là tài sản thực. Tùy theo ý chí và mục đích đầu tư, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán sau:

Chứng khoán lợi tức cố định:

Chứng khoán này được trả lợi tức cố định hàng năm như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty,... Thông thường, lợi tức thấp do rủi ro rất thấp nếu tình hình tài chính của công ty tốt và lành mạnh.

Chứng khoán vốn (cổ phiếu thường):

Cổ tức tùy thuộc vào kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm. Nếu công ty hoạt động hiệu quả, giá trị cổ phần vốn tăng, ngược lại nếu hiệu quả kém thì giá trị cổ phần vốn sẽ giảm. Do vậy, đầu tư vào loại chứng khoán này luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh và tài sản thực của công ty. Do đó, mức độ rủi ro khá cao. Tuy nhiên, nếu phân tích và dự đoán chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì mức lợi nhuận thu được từ cổ tức và giá trị cổ phần đầu tư có thể rất cao, đôi khi trong khoảng thời gian rất ngắn.

Chứng khoán có điều kiện:

Chứng khoán này là các hợp đồng quyền chọn (option) và các hợp đồng tương lai (future), cung cấp những khoản thanh toán được xác định trước theo giá của các tài sản khác như giá trái phiếu, cổ phiếu hay hàng hoá. Loại chứng khoán này hiện nay rất thông dụng trên thị trường chứng khoán các nước do được sử dụng linh động và thuận tiện trong các giao dịch trên thị trường.

Đầu tư bất hợp pháp, biết để tránh!

Để đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, thị trường chứng khoán cần được xây dựng trên nền tảng thi hành trung thực và công bằng. Nhà đầu tư phải được bảo vệ tối đa. Sự an toàn chính là nhân tố thuyết phục cho thị trường tồn tại và được duy trì bởi: một hành lang pháp luật, một hệ thống quy chuẩn và nghiệp vụ được chuẩn hoá chi li và những điều cấm kỵ có tính nguyên tắc.
Trên thị trường có một số hoạt động bất hợp pháp mà điều này đôi khi ảnh hưởng đến quyền lợi của những nhà đầu tư. Những nhà đầu tư kinh nghiệm thường biết để hạn chế tối đa rủi ro cho mình. Tuy nhiên đối với những nhà đầu tư mới vào nghề thì vấn đề này vẫn còn rất mới mẻ. Và nếu không cẩn thận, nhà đầu tư sẽ “sập bẫy” trên thị trường chứng khoán
Giao dịch giả tạo
1085009.jpgTương tự như việc đưa ra chào mua, chào bán ảo, việc dựng lên các giao dịch nguỵ tạo có thể được một sổ người sử dụng nhằm tạo các đột biến thị trường cho một loại chứng khoán nào đó ngõ hầu phục vụ cho dụng ý cá nhân. Các động tác giả (artificial transactions) này dù được vận dụng dưới bất cứ hình thức nào đều bị nghiêm cấm.
Gài thế
Cũng nhằm ngụy tạo cảm giác thị trường của một chứng khoán nào đó sôi động, cùng lúc có hai người đưa ra hai lệnh mua và bán giống hệt nhau thông qua cùng một công ty môi giới và được thực hiện. Kết quả mua bán được báo cáo trên các hệ thống thông tin nhưng kỳ thực đây chỉ là một một mánh khoé tạo xung động giá chứ không có mua bán theo cung cầu trung thực.
Các cá nhân cũng có thể tự thực hiện thủ thuật này hoặc do các nhóm cùng cánh làm ăn bất chính tạo ra. Các công ty chứng khoán buộc phải lưu ý và phát hiện các lệnh đối ứng kiểu này và không được thực hiện nghiệp vụ khi biết rằng đó là một hoạt động gài thế (matching). Ví dụ mua và bán cùng loại chứng khoán, cùng số lượng, gần như cùng giá tại cùng thời điểm,…
Mua bán đột biến
Mua bán đột biến tăng lên được xác định khi một thành viên có thể cấu kết với khách hàng - thực hiện các lượng mua bán một lượng chứng khoán vượt trội, tại một thời điềm nào đó, khác xa với diễn biến bình thường, hoặc vượt quá sự cân đối nguồn tài chính của mình một cách lộ liễu. Hoạt động này có thể bị kết tội hoặc bị truy cứu đã gây nhiễu loạn thị trường.
Dùng các phương tiện truyền thông để gây ảnh hưởng thị trường
Các công ty chứng khoán, hoặc các cá nhân, đơn vị liên quan, không được dùng tiền mua chuộc và tạo ra các bài viết, các nhận định thuận lợi theo ý mình hoặc các đề cập có dụng ý khác trên báo chí, các ấn phẩm tài chính,... Tất nhiên điều cấm kỵ này không bao gồm các quảng cáo bình thường trên các phương tiện truyền thông và được phân biệt rõ như vậy.
Phao tin thất thiết hay gây lạc hướng
Các nhà kinh doanh giao dịch chứng khoán bị cấm sử dụng vị thế của mình để tạo ra các trung tâm ảnh hưởng và nơi đưa ra ý kiến nhằm lung lạc khách hàng bằng việc truyền bá hoặc cung cấp các thông tin sai lạc hoặc thất thiệt phục vụ cho mục tiêu lôi kéo quần chúng mua hay bán một loại cố phiếu cụ thể nào đó.
Chạy trước
Hành động chạy trước liên quan tới những tình huống theo đó một nhà kinh doanh môi giới chứng khoán trong khi đang giữ một lệnh mua hay bán của khách hàng đặc biệt là các khối lượng lớn có chiều hướng làm biến đổi thị trường lại thực hiện mua hoặc bán cho mình cùng phía với lệnh của khách hàng, trước khi đưa lệnh đó ra thị trường.
Nếu là lệnh mua, nhà kinh doanh môi giới không được mua riêng cho mình với giá bằng hay thấp hơn giá sau đó sẽ thực hiện cho khách hàng.
Tương tự trường hợp khách hàng ra lệnh bán thì công ty đó không được bán chứng khoán cùng loại cho tài khoản công ty mình bằng hoặc cao hơn giá sau đó sẽ thực hiện cho khách hàng.
Ép giá, trợ giá, chốt giá
CB024025.jpgBất cứ nỗ lực chủ quan nào nhằm để tạo một áp lực làm cho giá một chứng khoán nào đó bị hãm lại ở mức thấp, hoặc đẩy giá xuống thấp hơn, được xem là hành động ép giá. Điều này bị lên án và cấm kỵ trong thị trường chứng khoán.
Tương tự các tác động chủ ý nhằm để duy trì một giá cao giả tạo hoặc chốt giá ổn định một cách không bình thường đối với một chứng khoán đều là các hành vi sai phạm và bị cấm.
Bên cạnh các biện pháp giám sát và duy trì sự tuân thủ các điều cấm cụ thể trên đây, có thể nói, toàn bộ thị trường chứng khoán được vận hành dựa vào một hệ thống nghiệp vụ, kỹ thuật, quy phạm,... được chuẩn hoá cao độ. Các hoạt động trong thị trường chứng khoán hầu như tất cả đều dựa trên những 'đường ray' theo một trật tự ăn khớp nhau. Sự tinh tế và nhạy cảm phát đi từ hiệu lực của hệ thống. .. giúp cho người ta có thể đo được độ trung thực theo yêu cầu “fair play” cho cả những thương vụ cực kỳ ngắn dù phải tính bằng giây.
Tính kỷ luật trong thị trường chứng khoán do được thể hiện từ các chuẩn mực chuyên sâu và cương kỷ như vậy, người đầu tư khi giao dịch trong thị trường này cần thiết phái nhờ đến chuyên viên tư vấn hoặc các nhà môi giới.

  • Có nên chuyển đổi mục tiêu đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận khác?

    Chuyển đổi mục tiêu đầu tư để tìm kiếm những khoản lợi nhuận khác lớn hơn luôn là lẽ thường trong hoạt động của các nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng dễ dàng như mong muốn: có những lúc thị trường chứng khoán lên giá khiến nhiều nhà đầu tư “mừng ra mặt”, nhưng cũng có khi thị trường sụt giảm làm không ít nhà đầu tư “mất ăn mất ngủ”. Nhiều người đã chuyển hướng đầu tư để tránh thua lỗ. Nhưng liệu những hành động như vậy có phải vào thời điểm nào cũng được coi là thích hợp?
    Câu hỏi đặt ra với các nhà đầu tư chứng khoán là họ có nên rút tiền đầu tư để mua trái phiếu, vàng hoặc ngoại tệ mạnh trước việc giá cổ phiếu sụt giảm không? Câu trả lời không dễ dàng chút nào, bởi vì có một điều không thể phủ nhận đó là yếu tố bất ổn tâm lý luôn là kẻ thù của các nhà đầu tư.
    Một quyết định mua hay bán ở thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình đầu tư của bạn. Tại Mỹ và châu Âu, rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đã tìm đến các chuyên gia tư vấn, những nhà môi giới chuyên nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Điều này gần như đã trở thành đương nhiên, bởi nếu bạn có một quyết định đầu tư không sáng suốt thì việc khắc phục hậu quả sẽ làm bạn đau đầu hơn nhiều. Tất nhiên, khi bị thua lỗ thì nhiều nhà đầu tư tỏ ra chán nản với thị trường chứng khoán. Thực tế, nếu thị trường chứng khoán có thể đem lại lợi nhuận lớn trong một thời gian ngắn thì cũng có thể làm cho nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ lớn cũng trong một thời gian như vậy. Do vậy, những nhà đầu tư tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận luật chơi đó. 
    Patrick W Cabe, phó tổng giám đốc Citibank, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, khi nhận xét về sự tăng giảm giá các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã cho biết: “Thị trường biến động quá nhanh và tính ổn định kém. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán của các công ty niêm yết. Một số nhà đầu tư đã rút tiền khỏi tài khoản để mua vàng khi giá vàng tăng khá mạnh trong thời gian gần đây. Tôi cho rằng, các nhà đầu tư này nếu bắt chước một số khách hàng của ngân hàng rút đô la Mỹ (USD) bán lấy đồng nội tệ rồi đi mua vàng, thì họ sẽ bị thua thiệt”.
    Dự trữ vàng có điều bất lợi là không sinh lời như kiểu cho vay. Nó có điều lợi duy nhất là trong thời gian dài vừa qua giá vàng đã tăng lên đáng kể. Vậy đầu tư vào vàng nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào sự tiên đoán về biến chuyển của giá vàng trên thị trường quốc tế. Biến động này thay đổi tuỳ theo ba thời kỳ như sau:

    • Từ năm 1930-1968: giá vàng trên thị trường thế giới gần như ổn định ở mức 35 USD/Ounce = 35 USD / 31,103 gr. Bất cứ ai tích trữ vàng cũng đều mất một khoản tiền lời và những khoản lợi tức, trong khi họ có thể dùng vốn đầu tư vàng vào việc đầu tư thứ khác. Trong thời kỳ này đầu tư vàng bất lợi hơn so với đầu tư ngoại tệ.
    • Từ 1968 - tháng 7 năm 1973: Giá vàng đã bắt đầu chuyển biến mạnh, nhất là từ ngày 15-08-1971 khi Mỹ quyết định thả nổi đồng USD, để cho giá vàng biến chuyển theo luật cung cầu trên thị trường. Vì vậy, giá vàng từ dưới 40 USD/ ounce lên tới 130 USD/ounce vào tháng 7 năm 1973, rồi cứ thế thăng trầm theo chiều hướng đi lên theo đà mất giá của đồng Mỹ kim, xuất phát từ tình trạng lạm phát và thâm thủng trong cán cân thanh toán của Mỹ. Tình trạng đó kéo dài tới 1980 với giá gần 700 USD/ounce.
    • Từ năm 1988 cho tới nay dưới tác động của sự hoà dịu giữa Đông và Tây, giá vàng đã giảm mạnh, từ 460 USD (tháng 5 năm 1988) lại thăng trầm theo chiều hướng đi xuống tới mức chỉ còn 370 USD (tháng 5 năm 1989), tăng lên 400 USD vào cuối năm 1989 và đầu năm 1990 nhưng rồi dần dần giảm xuống mức 350 USD vào tháng 6 năm 1998, đến nay giá vàng đang trong xu hướng tăng trở lại. Giá vàng trong năm 2006 này có nhiều khả năng sẽ phá vỡ các kỷ lục trước đó. Hiện nay mức cản kỹ thuật 575 USD/ounce đã bị phá vỡ và thị trường đang nhắm đến mức 600USD/ounce. Tuy nhiên, dự đoán trong tương lai giá vàng không thể lên cao được như trước đây mà sẽ có khuynh hướng ổn định lâu dài577263.jpg
    Giá vàng tăng chỉ là nhất thời do yếu tố tâm lý, do vậy khi cú sốc tâm lý qua đi thì sẽ bình ổn trở lại và có thể giá vàng sẽ thấp hơn thời điểm hiện nay. Những người rút tiền đi mua vàng sẽ chịu thiệt bởi phải mua đắt bán rẻ và thiệt hại này sẽ lớn hơn bình thường khi họ mua đúng vào thời điểm vàng đang “sốt”.
    Đối với việc đầu tư ngoại tệ, hình thức này có điểm lợi hơn so với đầu tư vàng là có thể dùng ngoại tệ để mua những trái phiếu ngắn hạn trên thị trường quốc tế. Số thặng dư ngoại tệ dùng vào mục đích sinh lợi nói trên bao gồm những ngoại tệ mạnh được tự do chuyển đổi. Căn cứ mọi diễn biến của thanh toán quốc tế, các nhà đầu tư sẽ phân tích, tính toán để có thể chuyển đổi từ một thứ ngoại tệ đang mất giá sang thứ ngoại tệ mạnh khác đang tăng giá. Không nên đầu tư vào những ngoại tệ không chuyển đổi tự do được.
    Patrick khuyên rằng để hạn chế bớt rủi ro, những nhà đầu tư nhỏ cần quan tâm đến các loại trái phiếu vì trái phiếu có độ an toàn và tính ổn định cao hơn. Thuật ngữ “Corporate bond” đã không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư ngày nay, bởi đây là một trong những phương thức đầu tư an toàn và hiệu quả. Hiện nay, trái phiếu ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại đang phát hành có thể coi là một cơ hội rất tốt cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm một công cụ đầu tư tài chính thích hợp.
    Mặc dù vậy, theo Patrick thì mặc dù đầu tư vào trái phiếu không thể đem lại lợi nhuận như đầu tư cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư cần hiểu rằng, lợi nhuận lớn luôn đi kèm với mức độ rủi ro cao và trong một thị trường có tính ổn định kém thì rủi ro sẽ càng lớn, chẳng hạn như rủi ro về lãi suất thị trường, giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Hay khi bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn, có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào. Trái phiếu còn vướng phải rủi ro về lạm phát. Rủi ro này xuất hiện khi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác đều chịu rủi ro lạm phát, vì mức lãi suất được công ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
    660262.jpg
    Có thể nói, không có hình thức đầu tư nào là an toàn và hiệu quả tuyệt đối cả. Trước đây, khi nói về kinh nghiệm đầu tư của mình, các nhà đầu tư thành đạt nhất trên thế giới như W.Buffet hay G.Soros... đều hay nhắc đến hai kẻ thù mà họ cho rằng không thể đội trời chung, đó là “lòng tham” và “nỗi sợ hãi”. Hai kẻ thù này nằm ngay trong con người các nhà đầu tư mà chính họ lại không biết, hay có biết thì cũng hết sức chủ quan không để ý cho đến khi thất bại xảy ra. Điều quan trọng nằm ở chính là sự bình tĩnh, biết kiềm chế để có những tính toán hợp lý của các nhà đầu tư.
    Sẽ là quá muộn nếu các nhà đầu tư không nhận ra rằng thị trường chứng khoán không phải là nơi tiêu tiền nhanh và vô bổ nhất, cũng như không phải là nơi kiếm tiền dễ dàng và nhàn nhã nhất. Và chỉ có những nhà đầu tư biết có cái đầu lạnh và sáng suốt mới tránh được sự hối tiếc, nếu một ngày kia giá chứng khoán tăng trở lại.

------------------------------

    7. Giá cả biến động – nguyên nhân từ đâu?
    Giá chứng khoán thay đổi hàng ngày bởi các lực lượng thị trường – tác động từ hai phía: cung và cầu. Nếu có nhiều người muốn mua (cầu) hơn muốn bán (cung), giá sẽ tăng. Ngược lại, nếu có nhiều người muốn bán hơn là muốn mua (cung lớn hơn cầu), giá chứng khoán sẽ giảm.
    Hiểu được cung và cầu là điều không có gì là khó khăn. Điều khó khăn là nhận biết được cái gì là nguyên nhân khiến người ta thích một cổ phiếu đặc thù hoặc không thích một cổ phiếu khác. Kết quả là, khó khăn trên trở lại vấn đề: thông tin nào là tích cực, thông tin nào là tiêu cực với một công ty. Có rất nhiều câu trả lời cho vấn đề này và chỉ xoay quanh việc bất cứ nhà đầu tư nào bạn gặp cũng có quan điểm và chiến lược riêng.
    Người ta nói rằng, nguyên tắc lý thuyết là vận động của giá cả một cổ phiếu cho thấy điều gì khiến nhà đầu tư cảm thấy công ty mình lựa chọn là hợp lý. Giá trị công ty là mức vốn hóa thị trường (bằng giá cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phát hành). Giá cổ phiếu không chỉ phản ánh giá trị hiện tại của công ty, mà còn phản ánh mức (tốc độ) tăng trưởng mà nhà đầu tư kì vọng trong tương lai.
    trading.jpgNhân tố quan trọng nhất phản ánh giá trị công ty là lợi nhuận thu được – trong dài hạn, không một công ty nào có thể tồn tại mà không cần tới nó. Các công ty cổ phần phải có trách nhiệm báo cáo thường kỳ tình hình lợi nhuận của mình. Từ đó, nếu kết quả đạt hay vượt kì vọng, giá cổ phiếu sẽ tăng, và ngược lại.
    Tất nhiên, không phải chỉ có lợi nhuận mới có thể khiến dự cảm về một cổ phiếu thay đổi (nhân tố khiến giá cổ phiếu thay đổi). Chẳng hạn, có hàng tá công ty coi Internet là một thành tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh (dot-com company) có thể gia tăng giá trị thị trường lên hàng tỉ USD mà thậm chí không kiếm được một đồng lợi nhuận nào.
    Tất cả chúng ta đều biết rằng, những giá trị trên không thể kéo dài mãi, và hầu hết các công ty như vậy nhận thấy giá trị của họ giảm mạnh. Cho đến giờ, sự thật là giá cả không biến động phụ thuộc vào nhiều nhân tố chứ không chỉ có lợi nhuận hiện tại. Các nhà đầu tư đã hình thành hàng trăm biến số, tỉ lệ và chỉ số. Nhiều chỉ số bạn đã từng biết tới, như P/E, Chaikin Oscillator hoặc MACD.
    Vậy thì tại sao giá cổ phiếu thay đổi ? Câu trả lời thoả đáng nhất là, không ai biết chắc chắn. Nhiều người tin rằng, không thể dự đoán giá cổ phiếu sẽ biến động ra sao, trong khi những người khác cho rằng, bằng việc xây dựng các biểu đồ và nhìn vào xu hướng giá trong quá khứ, bạn có thể xác định khi nào thì nên mua, khi nào nên bán. Điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn là giá cả thay đổi hết sức mau lẹ.
    Có nhiều lí thuyết nhằm giải thích cách thức giá cổ phiếu biến động, nhưng chẳng có lí thuyết nào có thể giải thích tất cả.
    "Luật chơi” của các nhà tạo giá trên thị trường chứng khoán
    Các nhà tạo giá khi đưa ra các báo giá cho một chứng khoán nào đó ngoài mục đích kinh doanh còn có yêu cầu giúp cho thị trường đạt được một giá giao dịch tốt nhất (giá thu vào cao nhất và giá bán ra thấp nhất). Tuy nhiên trong quá trình cạnh tranh và thực hiện ý chí chủ quan của mình, do say sưa muốn giành ảnh hưởng với các đối tác khác, họ có thể làm cho thị trường bị trở ngại kỹ thuật. Do đó một số luật lệ được đặt ra nhằm duy trì trật tự thị trường và loại bỏ các sự cố do nhầm lẫn.
    Hai tình huống được nêu sau đây lưu ý các nhà tạo giá không được đưa giá cài khoá (gọi là locked market) và giá vượt chéo (crossed market) vào hệ thống.
    Thế nào là thị trường bị cài khoá?
    Ta biết rằng một báo giá của các nhà tạo giá đưa vào hệ thống gồm có giá chào mua (bid) và giá chào bán (offer). Giá sẽ bị cài khoá khi nào hai giá dùng để tham khảo (giá tốt nhất) không có khoản chênh lệch giá. Cụ thể, một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) bằng đúng với giá bán ra (offer/ask) đã được một nhà tạo giá khác chào trước đó sẽ làm thị trường bị cài vào thế khoá lại.
    Ví dụ, giả định lúc đầu chỉ có mỗi một nhà tạo giá ALFA đưa báo giá vào hệ thống báo giá cho chứng khoán TNA (một chứng khoán OTC giả định). Đến lượt công ty chứng khoán khác, công ty DELTA tham gia tạo giá cho chứng khoán TNA và đã khoanh thị trường lại đối với chứng khoán đang được tạo giá này.
    Thị trường bị cài khoá hay bị khoanh lại chỉ để "hai ta" làm ăn với nhau thôi (có thể vô hình). Trường hợp trên đây giá bán ra của công ty CK ALFA và giá mua vào của công ty chứng khoán DELTA bằng nhau, là 20,5 USD. Do trong báo giá còn nêu cả số lượng sẵn sàng giao dịch, gọi là "firm bid" và "firm ask", (nếu không ghi thì mặc nhiên đó là 1 lô = 100 cổ phần), cho nên, theo nguyên lý hai công ty này sẽ giao dịch với nhau cho đến khi cạn hết lượng chào bán "cứng" đó. Kết quả cạn kiệt này rốt cuộc có thể giải toả thị trường, nhưng lúc đó thị trường sẽ có một tình huống giá tệ hơn (khoảng chênh lệch lớn hơn).
    Thế nào là một thị trường bị vượt chéo?
    Một thị trường bị gọi là vượt chéo khi một nhà tạo giá đưa ra giá chào mua (bid) cho một chứng khoán ở mức cao hơn giá chào bán (offer/ask) do một nhà tạo giá khác đã nhập vào hệ thống (ví dụ hệ thống Nasdaq). Tương tự nếu có một giá bán ra (ask) thấp hơn giá thu vào (bid) trong hệ thống đối với chứng khoán cùng loại, thì thị trường này cũng bị "tréo ngoe". Tình huống này làm cho thị trường tắc tị, cho nên tất cả các hệ thống giao dịch thị trường OTC đều không cho phép các thành viên báo giá có thể gây vượt chéo cho thị trường.
    Một thị trường giá vượt chéo cho hậu quả còn tệ hơn trường hợp nó bị cài khoá. Bắt đầu là chào giá của công ty ALFA. Sau đó, công ty chứng khoán DELTA tham gia đưa tiếp giá của mình vào hệ thống, mà không cần tham khảo chào giá của công ty ALFA, kết quả: Giá thu vào (bid) của DELTA lúc này là 21 USD đã vượt chéo so với giá bán ra (ask) của công ty ALFA đang là 20.5 USD. Hậu quả của việc đưa giá tuỳ tiện này làm cho giá thị trường đang bình thường vọt lên một giá mới khá cao. Trong ví dụ trên đây, với giá rao mua (bid) của DELTA (21 USD) sẽ kích bán, và theo nguyên lý, giá đó cùng với giá chào bán 20.5 USD của ALFA, sẽ nhanh chóng biến mất, khoét rộng khoảng cách giữa giá thu vào và bán ra sẽ được hệ thống ghi nhận tiếp sau đó là "bid 20 - ask 22". Khoản lệch giá lúc này là 2 USD, còn xấu hơn khoản lệch giá trong trường hợp thị trường bị cài khoá như đã khảo sát ở trên. Trong thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường giao dịch OTC, khi giá chứng khoán bị kích lên hoặc dìm xuống, mà không xuất phát từ vận động cung cầu hợp lý của thị trường, thì các nhà tạo giá có thể bị quy trách nhiệm đã dùng thủ thuật vận hành giá (manipulation).
    mm5.jpgTóm lại, để tránh tình trạng thị trường bị cài khoá hoặc bị vượt chéo, luật lệ giao dịch OTC cấm các nhà tạo giá không được đưa vào hệ thống:

    • Giá thu vào (bid) bằng hoặc lớn hơn giá bán ra (ask) của một nhà tạo giá khác đã nhập vào cho cùng một chứng khoán.
    • Giá bán ra (ask) bằng hoặc nhỏ hơn giá thu vào (bid) của một nhà tạo giá khác đã nhập sẵn vào, đối với cùng một chứng khoán.
    Các nhà tạo giá cũng được lưu ý rằng, các chứng khoán được báo giá và đưa vào hệ thống phải là loại hợp lệ và đưa vào đầu tư cần tham khảo thông tin về chủ thể phát hành loại chứng khoán đó họ sẽ thực hiện dễ dàng.
    Những lưu ý đặc biệt khác về báo giá trên OTC:
    Các báo giá phải đảm bảo thoả mãn cung cầu một lượng chứng khoán ít nhất bằng một lô tròn (100 cổ phần). Đây là một chào giá có cam kết chắc chắn (firm).
    Một báo giá thông thường được yêu cầu phải kèm theo số lượng. Tất cả các chào giá được xem là có cam kết cứng ngoại trừ có chỉ định khác rõ ràng kèm theo. Các chỉ định không chắc chắn đó như: "vào khoảng" (around), "còn tuỳ thuộc" (subject), "theo tính toán" (work out), ... sẽ phải được ghi trước hay sau một báo giá.
    Vì những lý do nghiệp vụ và kỹ thuật, hệ thống báo giá và xác nhận phải được thực hiện bằng mạng truyền in được và hiển thị lên màn ảnh, chứ không thể làm việc này chỉ bằng điện thoại.
    ==========================
    SOURCE: SAGA.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét