Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nhất định làm tăng khả năng chuyển tế bào bình thường ở cổ tử cung thành bất thường hay thậm chí là gây nguy cơ ung thư.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung thư thứ ba phổ biến nhất ở phụ nữ, và đứng thứ bảy trong tổng số các loại ung thư, với một ước tính khoảng 530 000 trường hợp mới trong năm 2008.
Hơn 85% gánh nặng toàn cầu xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà nó chiếm 13% của tất cả các loại ung thư ở phụ nữ. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do UTCTC. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCTC và 11 trường hợp tử vong.
Nguy cơ ung thư cổ tử cung chiếm 51.9% số ca tử vong của phụ nữ trên thế giới mỗi năm
Nguy cơ ung thư cổ tử cung chiếm 51.9% số ca tử vong của phụ nữ trên thế giới mỗi năm. Ảnh minh họa
Một số lý do dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh UTCTC cao bao gồm số phụ nữ tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ còn hạn chế do thiếu những chương trình tuyên truyền giáo dục.
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều nguyên nhân gây ra bệnh UTCTC như nhiễm vi rút gây u nhú ở người ( HPV- human Papillomavirus), Chlamydia trachomatisor, Herpes simplex vius-2 ( HSV-2), đẻ nhiều con, có nhiều bạn tình, xảy thai nhiều lần, nạo hút thai nhiều lần,,….
Nguyên nhân gây UTCTC
Nhiễm HPV đã được chứng minh như là yếu tố cần nhưng chưa phải là yếu tố đủ dẫn đến UTCTC. Trong khi có hơn 140 loại HPV lây nhiễm đường sinh dục, được phân lọai theo 3 mức độ nguy cơ gây ung thư có liên quan đến UTCTC bao gồm nhóm nguy cơ cao là HPV16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 73, 82, nhóm nguy cơ trung bình là HPV 26, 53, 66 và nhóm nguy cơ thấp là HPV6, 11 , 40, 42, 43, 44, 54, 61, 70, 72, 81, CP6108.
Tổng hợp từ 11 nghiên cứu bệnh chứng từ chín quốc gia (trong số đó có 2 nước đang phát triển) liên quan đến 1918 phụ nữ bị UTCTC cho thấy rằng có tám loại HPV nguy cơ cao: 16, 18, 31, 33, 35, 45 và 58 xuất hiện ở 95% số trường hợp UTCTC. HPV 16 phổ biến nhất chiếm 50-60% các trường hợp UTCTC. HPV18 là loại phổ biến thứ hai chiếm 10 -12%.
Hầu hết phụ nữ và nam giới bị nhiễm HPV một lần trong suốt cuộc đời. HPV lây truyền qua đường tình dục là loại tiếp xúc da niêm mạc. HPV lây truyền cao, với tỷ lệ cao nhất ngay sau khi bắt đầu quan hệ tình dục. Theo một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển đã nhận thấy rằng HPV có khả năng lây nhiễm từ 50- 80%, ước tính phụ nữ có hoạt động tình dục ít nhất một lần trong suốt đời.
Phụ nữ thường bị nhiễm HPV ở độ tuổi thiếu niên, 20 tuổi, hoặc khoảng 30 tuổi, tuy nhiên ở giai đoạn này các biểu hiện của nhiễm trùng thường là thoáng qua, khó phát hiện. Tuy nhiên, nhiễm HPV có thể biến mất hoặc trở nên không phát hiện được trong vòng 1-2 năm.
Tỷ lệ ước tính một số bệnh ung thư gây ra bởi HPV bao gồm 100% các trường hợp UTCTC, 90% các trường hợp ung thư hậu môn, 40% các trường hợp ung thư bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo và dương vật), ít nhất 12% các trường hợp ung thư hầu họng và 3% trường hợp ung thư miệng. Trong đó, HPV tuýp 16 và 18 gây ra khoảng 70% của tất cả các UTCTC trên toàn thế giới .
Yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục trước 18 tuổi và những phụ nữ có nhiều bạn tình có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn. Người phụ nữ cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nếu bạn tình bắt đầu quan hệ tình dục lúc còn quá trẻ, đã có nhiều bạn tình, hoặc trước đây kết hôn với người bị ung thư cổ tử cung.
Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao việc quan hệ tình dục của người phụ nữ và bạn tình của họ lại ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại vi rút lây nhiễm qua đường tình dục có thể khiến tế bào trong cổ tử cung trải qua hàng loạt thay đổi từ đó có thể dẫn tới ung thư . Phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ với những người đã từng có nhiều bạn tình là nguyên nhân ung thư cổ tử cung bởi vì khả năng nhiễm vi rút lây qua đường tình dục cao hơn.
Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, mặc dù vẫn chưa biết rõ là như thế nào và tại sao. Nguy cơ này dường như tăng tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá mà người phụ nữ hút hàng ngày và số năm hút thuốc.
Những phụ nữ có mẹ uống diethylstilbestrol (DES) tronq khi mang thai để' ngừa sảy thai cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. (Thuốc được sử dụng cho mục đích này khoảng từ năm 1940-1970). Một loại ung thư âm đạo và cổ tử cung hiếm gặp được phát hiện thấy ở một số ít những bệnh nhân có mẹ đã sử dụng DES.
Một số báo cáo cho biết những phụ nữ có hệ thông miễn dịch bị suy yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn những người khác. Ví dụ, phụ nữ bị nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS có nguy cơ ung thư cao hơn. Những bệnh nhân được ghép tạng phải dùng thuốc ức chế hệ thống miền dịch chống thải ghép có nguy cơ bị tổn thương tiền ung thư cao hơn những người khác.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng lên ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra được liệu thuốc tránh thai có là nguyên nhân ung thư cổ tử cung không. Mối quan hệ này rất khó chứng minh bởi vì hai nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục khi còn trẻ và có nhiều bạn tình cũng có thể thường gặp hơn ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai so với những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai.
Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc phòng chống nhữnq thay đối tiền ung thư trong những tế bào giống như những tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Những nghiên cứu tiếp theo về các dạng của vitamin A có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về việc phòng chống ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, việc phát hiện sớm và điều trị biến đổi tiền ung thư vẫn là những cách thức phòng chống và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.Nếu thấy có triệu chứng ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ của họ về lịch khám kiểm tra phù hợp. Lời khuyên của bác sĩ sẽ dựa trên cơ sở những yếu tố như độ tuổi, tiền sử bệnh sử, và các yếu tố nguy cơ.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét