Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Cách Uống rượu, bia thế nào để không hại sức khỏe?

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ai cũng hiểu tác hại của chất cồn đối với sức khỏe nhưng quả thật, rất khó để hạn chế được rượu, bia và những thức uống có chứa chất cồn, nhất là trong dịp lễ, tiệc tùng cuối năm.

Vậy làm thế nào để việc uống rượu, bia ít gây tổn hại cho sức khỏe khi mà bạn không thể từ chối. Hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến - bo truong bo y te nguyen thi kim tien (1)
1. Kiểm soát tốc độ uống của bản thân
Đừng tỏ ra hơn thua hay cố cạnh tranh với người khác trong bữa tiệc xem ai uống giỏi hơn, vì kết quả cuối cùng chỉ là những cơn say bí tỉ.
Nếu nạp nào cơ thể quá nhiều chất cồn, bạn sẽ phải gánh chịu những dấu hiệu ngộ độc như nôn mửa, đau nhức cơ thể…
Do đó, hãy biết dừng đúng lúc. Hiểu rõ khả năng của bản thân chính là cách để bạn tôn trọng và bảo vệ cơ thể của mình.
Nếu thấy mọi chuyện vượt quá sức chịu đựng, bạn nên từ chối lời mời và ngừng uống. Sẽ chẳng có ai trách móc bạn khi họ biết bạn không còn khả năng uống tiếp và cơ thể của bạn sẽ biết ơn bạn vì điều này.

2. Ăn trước khi uống
Uống rượu khi bụng đói là sai lầm tệ nhất đối với sức khỏe của bạn vì bạn có thể bị nôn, ngất, thậm chí ngộ độc vì chất cồn ngấm quá nhanh vào máu.
Vì vậy, hãy ăn một ít thức ăn trước khi bắt đầu uống. Đừng chỉ nhâm nhi vào món nhắm mà cần ăn thật sự để bụng có cảm giác no với những loại thức ăn cung cấp protein, carbohydrate và chất béo ít nhất là 1 tiếng trước khi uống.
Protein và chất béo cần nhiều thời gian để tiêu hóa nên sẽ giúp làm chậm khả năng hấp thu chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, cũng cần chú ý ăn trong bữa tiệc vì cảm giác đầy bụng sẽ giúp bạn uống chậm lại.

3. Uống đủ nước
Chất cồn có tác dụng lợi tiểu nên sẽ khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên. Hậu quả là cơ thể bị mất nước, dễ nôn mửa, đau đầu và nhanh say hơn.
Uống nước trong suốt quá trình “cà kê” là cách hiệu quả giúp bạn có thể “sống sót” trong bữa tiệc. Với mỗi một ly rượu hay bia, bạn cần uống thêm một ly nước. Khi cơ thể có đủ nước, chức năng hoạt động của não sẽ ít bị ảnh hưởng.
Ngược lại, mất nước sẽ làm bạn thiếu tỉnh táo.

4. Nghỉ ngơi
Ảnh hưởng chất cồn đối với cơ thể sẽ xảy ra nhanh và mạnh hơn nếu như bạn bị mệt mỏi hoặc kiệt sức. Cũng giống như lúc bị mất ngủ, đầu óc chúng ta thường không minh mẫn.
Tình trạng mệt mỏi còn làm giảm khả năng hoạt động của gan trong việc xử lý và loại thải chất cồn. Bên cạnh đó, chất cồn còn gây ức chế thần kinh và làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Do đó, nếu có kế hoạch liên hoan và vui chơi suốt đêm với bạn bè, bạn nên cố gắng sắp xếp lịch sinh hoạt để ngủ đủ giấc vào buổi tối hôm trước.

5. Kiểm soát tốt nhiệt độ cơ thể
Hơi nóng và chất cồn là hai yếu tố không thể song hành cùng nhau. Chất cồn làm tăng huyết áp, có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt hoặc làm tăng thân nhiệt quá mức. Nhiệt lượng sinh ra trong cơ thể lại làm bạn bị đổ mồ hôi nhiều hơn.
Vì vậy, bạn cần phải uống nước để cân bằng lại mức nhiệt. Lúc này, bạn luôn uống nhiều nước và cố gắng đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành, tránh tình trạng gia tăng nhiệt độ quá mức trong cơ thể.

6. Uống thuốc bổ
Khi đi tiểu thường xuyên trong suốt quá trình uống rượu, bia, bạn không chỉ bị mất nước mà còn mất đi cả những dưỡng chất quan trọng (bị thải ra ngoài cùng với nước tiểu).
Những chất dinh dưỡng này vốn rất cần thiết cho cơ thể và giúp phòng tránh tình trạng say cũng như thiếu hụt dưỡng chất. Các vitamin nhóm B là những chất dinh dưỡng đầu tiên bị thải ra bên ngoài.
Do đó, bạn có thể mang theo thuốc bổ dạng vitamin B-complex để uống khi thấy cần thiết. Nước uống bổ sung khoáng chất dùng trong lúc tập thể thao cũng giúp khôi phục lại các chất điện phân mà cơ thể cần.

(Theo Healthmeup.com) - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét