Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

LỢI DỤNG TỰ DO ĐỂ NÓI, VIẾT SẰNG BẬY, ĐẢ PHÁ CHẾ ĐỘ LÀ PHẢN TỰ DO

Nắm Đấm Thép

Tự do là quyền thiêng liêng và nhu cầu tất yếu của mỗi con người. Đấu tranh cho tự do được xem là lý tưởng và mục đích cao cả của nhân loại tiến bộ. Trong lịch sử đã có không ít những con người đấu tranh cho tự do mà trở nên vĩ đại như Chê Guevava người anh hùng của cách mạng Mỹ - La tinh; Mahatma Gan-Đi người cả đời hi sinh cho tự do của nhân dân Ấn Độ, Nen-Xơn Man- Đê-La biểu tượng của khao khát tự do của người da đen, hay Bác Hồ kính yêu suốt đời cho đấu tranh cho tự do dân tộc ta. Họ là hiện thân cho khát khao tự do, độc lập của nhân loại. Con đường, hoạt động đấu tranh của họ khẳng định giá trị to lớn của tự do đối với mỗi con người và mọi dân tộc trên thế giới. Ngày nay, khi nhận thức của con người tăng lên thì ý thức đấu tranh cho tự do cá nhân, tự do cộng đồng và xa hơn là tự do cho toàn nhân loại cũng trở mạnh mẽ hơn. Trong rất nhiều quyền tự do con người hướng đến, hiện nay người ta đang đề cập rất nhiều đến tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của một con người, được pháp luật quốc tế và nhiều quốc gia công nhận và được xem như chìa khóa để đấu tranh cho những quyền khác. Vì lẽ đó, quyền này đang bị nhiều thế lực thù địch, phản động trên thế giới lợi dụng để thực hiện mục tiêu ý đồ chính trị của mình. Ở Việt Nam cũng, nhiều kẻ núp dưới mỹ từ “đấu tranh cho tự do” để nói, viết những lời sằng bậy, đả phá chế độ ta. Những hoạt động ấy không thể gọi là đấu tranh cho tự do mà là phản tự do từ ngay trong bản chất, cần phải kịch liệt lên án và tẩy chay.
Blog Dân Làm Báo một biểu hiện của việc lợi dụng tự do ngôn luận để đả phá chế độ
Có nhiều người cho rằng: Tự do nói chung, tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng là con người ta được nói, được làm bất cứ những gì người ta thích, người ta muốn. Không ai có quyền can thiệp vào sự tự do đó, như vậy mới là tự do chân chính. Từ lập luận ấy mà nhiều kẻ có ý đồ chống đối Việt Nam đã không tiếc lời ra sức rêu rao, thêu dệt đủ thứ chuyện nhằm chống phá chế độ. Thực tế đó là một cách nhìn nhận sai lệch, phiến diện do thiếu hiểu biết hoặc cố tình hiểu sai vấn đề. Bởi vốn dĩ không có một thứ tự do nào gọi là vô hạn, nhất là trong xã hội văn minh hiện nay. Tự do cá nhân phải đặt dưới sự tôn trọng tự do của người khác, bởi cái lẽ đơn giản: muốn người khác tôn trọng tự do cuả bạn, bạn phải tôn trọng những quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. tự do phải đặt trong khuôn khổ pháp luật và những giá trị đạo đức chung của cộng đồng. Không thể cố chấp mà cho rằng tự do cá nhân là tôi được làm tất cả những gì tôi muốn, không cần biết nó phương hại tới ai. Đó là tự do hoang dã, một sự đòi hỏi bất hợp lý và không thể chấp nhận được mà nếu áp dụng nó chắc chắn xã hội sẽ loạn. Tự do báo chí, ngôn luận cũng vậy! Nói, viết phải đặt dưới sự tôn trọng người khác và trong khuôn khổ pháp luật. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ đến vụ khủng bố tại trụ sở tờ tạp chí châm biếm “Charlie Hebdo” (Pháp) vào tháng 1 năm 2015. Vụ xả súng kinh hoàng này khiến ít nhất mười hai người thiệt mạng, bốn người bị thương nặng. Nguyên nhân dẫn đến sự việc thương tâm này là do tạp chí Charlie Hebdo đã liên tục xuất bản “hình ảnh xuyên tạc” về đạo Hồi và nhà tiên tri Muhammad đụng chạm đến đức tin của những người theo đạo Hồi. Sự kiện trên cho thấy, tự do báo chí, tự do ngôn luận không có nghĩa dẫm đạp lên tự do và thiếu tôn trọng đức tin và quyền lợi của người khác. Nếu không tôn trọng tự do, lợi ích của người khác thì sẽ không bao giờ có tự do thậm chí cái giá phải trả sẽ đắt hơn rất nhiều.

Nếu xem xét Nhà nước là một thực thể xã hội thì tự do của cá nhân cũng phải đặt dưới sự tôn trọng những lợi ích của Nhà nước, mà trước hết là pháp luật của Nhà nước. Pháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội đồng thời cũng là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Bởi lẽ đó, hiện nay các quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tức là, tự do ngôn luận, báo chí đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, quy định của pháp luật là phù hợp quy luật. Nhiều nhà rận chủ hiện nay vẫn cố tình cho rằng nước Mỹ là cái nôi của tự do và ở Mỹ bạn có thể nói bất cứ những gì tùy ý. Đó là một luận điệu nực cười và thể hiện sự thiếu hiểu biết. Bởi trong Bộ luật Hình sự Mỹ (Chương 115, Điều 2385) cũng đã quy định rõ ràng: Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực... Với quy định trên, chắc chắn những ai trên đất Mỹ nói, viết những điều xúc phạm, làm ảnh hưởng đến sự vững mạnh của chính quyền sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nếu không tin có thể thử, tuy nhiên tôi tin rằng những cây bút rận chủ tuyên truyền cho luận điệu này cũng chưa từng thử qua và chắc chắn không bao giờ dám thử. Như vậy, tự do chân chính là đặt dưới sự tôn trọng lợi ích của tập thể. Tự do đúng nghĩa phải đặt trong những khuôn khổ chung của pháp luật, đạo đức xã hội và đấu tranh cho tự do thực sự phải là đấu tranh cho tự do của đa số, không làm hại đến lợi ích của chung của cộng đồng. 

Nhà nước ta là nước của dân, do dân và vì dân. Bản chất của Nhà nước ta là đại diện cho ý chí và quyền lợi của đa số người dân Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định ngay bất kỳ những hành động nào lợi dụng tự do để bôi xấu, đả phá Nhà nước và chế độ ta là phản tự do ngay từ trong bản chất. Những hành vi đó bị pháp luật trừng trị là hoàn toàn thích đáng. Không có chuyện “tù nhân lương tâm” cho những kẻ lợi dụng tự do mà đi ngược lại lợi ích dân tộc, vi phạm pháp luật như Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần và những kẻ lợi dụng tự do dân chủ thực hiện mục đích phá hoại. Đồng thời luận điệu đòi bỏ quy định tại điều 258 Bộ luật Hình sự của nước ta cũng là những đòi hỏi hết sức phi lý.

Tự do là ước nguyện chân chính của cả dân tộc ta. Đảng và nhà nước ta đã và đang nỗ lực để mang lại tự do, dân chủ chân chính cho tất cả người dân. Những thành tựu về nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam thời gian qua là những bằng chứng không thể chối cãi được. Bản thân cá nhân chúng ta khi đã tôn trọng tự do, quyền lợi của người khác thì chúng ta có quyền yêu cầu họ tôn trọng những quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình. Đồng thời có quyền và trách nhiệm đấu tranh chống lại những hành vi lợi dụng tự do để xâm hại quyền lợi của mình, của tập thể, của Nhà nước và chế độ. Dân tộc ta đã phải đổ biết bao xương máu để giành được tự do, độc lập. Vì vậy sẽ không thể chấp nhận những kẻ lợi dụng tự do cá nhân để hủy hoại tự do, độc lập của cả dân tộc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét