Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Thủ đoạn bỉ ổi của bè lũ phản động

Đốc Tờ Sun

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Thật vậy, trẻ em như những búp non trên cành, vô cùng non nớt, yếu ớt rất dễ bị tổn thương cần được chăm sóc và bảo vệ. Trẻ em như những mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập để lớn lên là những người con giúp ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em, với nhiều chương trình, hoạt động giúp đỡ những trẻ em có điều kiện khó khăn ở vùng sâu vùng xa, tạo mọi điều kiện cho trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất; thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai; chi phí ngân sách cho hoạt động học tập, văn hóa, vui chơi cho trẻ em . 
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
Trái lại với những việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm cho trẻ em thì các thế lực phản động như tiêu biểu như Việt Tân, bọn No-U hay các tổ chức theo kiểu “xã hội dân sự” khác có những hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước ta liên tục có những thủ đoạn lợi dụng, lôi kéo trẻ em vào các hoạt động chống phá của chúng. Chúng luôn miệng kêu gào là các hoạt động của chúng đấu tranh cho cái gọi là “tự do - dân chủ - nhân quyền”, thế nhưng một chút thể hiện điều này trong hành động thực tiễn của chúng cũng không có. Nói có sách, mách có chứng. Không ít những tấm hình đã được đăng tải trên các trang mạng xã hội khiến cho dư luận vô cùng bức xúc. Không hiếm để bắt gặp trong các cuộc “biểu tình” của nhà zận xuất hiện hình ảnh những đứa trẻ hòa lẫn trong một lũ người lớn ô hợp với những biểu ngữ, khẩu hiệu có nội dung phản động cầm trên tay. Có thể các em cũng không biết là mình đang cầm cái gì? Chỉ biết trách những người thân của các em, chỉ vì một chút lợi ích trước mắt mà nhẫn tâm làm hỏng cả một tương lai tươi sáng của con em mình.

Có những em bé có khi chỉ mới hai hay ba tuổi đã phải đi làm cái việc mà chính các em cũng không biết là gì. Ở cái tuổi này ăn cơm còn phải có người bón thế mà các em đã phải theo những người lớn kia ra đường “đấu tranh” vì cái nọ, vì cái kia. Đây có thể coi là một hình thức bóc lột thậm tệ, là một hành động đáng bị lên án và trừng trị. Trẻ em như một tờ giấy trắng, lớn lên nhân cách và nhận thức ra sao là do người lớn vẽ lên tờ giấy đó. Thử hỏi rằng những đứa trẻ tội nghiệp kia lớn lên sẽ ra sao, các em sẽ có nhận thức như thế nào về cuộc sống xung quanh, liệu nó có bình thường hay không, hay chỉ hình thành trong đầu các em những tư tưởng tiêu cực, chống đối như những kẻ đã lợi dụng các em. 

Sự hèn hạ của bọn chống đối khi lợi dụng trẻ em.

Những hành vi của bọn phản động, chống đối này đã vi phạm nghiêm trọng Quyền của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp lí quốc tế. Một trong những văn bản pháp lí có tính phổ biến hiện nay của quốc tế quy định về quyền của trẻ em là “Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em”. Đây là một Công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi năm một lần, ủy ban này để trình bày một bản báo cáo cho Ủy ban thứ 3 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và cũng nghe chủ tịch ủy ban công ước này báo cáo, và Đại hội đồng ra một nghị quyết về quyền trẻ em. Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo báo trước Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốc gia đó. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết tư vấn vào ngày 20/11/1989; bản công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 sau khi đã được số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Theo công ước này, trẻ em là người có độ tuổi dưới 18. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Xuyên suốt Công ước của LHQ là các quyền của trẻ em cần được bảo vệ “trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất kỳ Công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em”…

Tại Việt Nam, các quyền của trẻ em rất được coi trọng, được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định “Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.” 

Có thể thấy, việc lợi dụng trẻ em tham gia vào các cuộc biểu tình, chống đối Đảng và Nhà nước ta là một hành động vô cùng bỉ ổi, nhẫn tâm của các thế lực phản động, chống đối cách mạng Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, là hành động cần phải bị nghiêm trị. Ngoài miệng chúng luôn rêu rao là đấu tranh vì cái nọ, vì cái kia, nghe thì oai lắm, nhưng bản chất thực sự của chúng thì đã được bộc lộ rõ ràng qua các hành động thực tiễn mà chúng thể hiện. Xin hãy tha cho những đứa trẻ vô tội đó! Chúng không có mong muốn, cũng không có ý định chống phá Đảng và Nhà nước như các người. Hãy để cho chúng được phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, đừng gieo rắc vào đầu óc trẻ thơ những tư tưởng, dã tâm bẩn thỉu của các người. 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét