Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Nguyên nhân chính gây ung thư ĐẠI TRỰC TRÀNG

Kẻ giấu mặt" có thể gây ung thư nhiều người mắc nhưng chủ quan
 


       Đa số polyp đại - trực tràng là lành tính nhưng một số có khả năng hóa thành ác tính (ung thư).

       Đại tràng là phần ruột cuối cùng của ống tiêu hoá (còn được gọi là ruột già), dài 1 – 1,5m, hình chữ U ngược, bắt đầu từ manh tràng đến đoạn cuối cùng là trực tràng và tận hết ở hậu môn. Polyp đại - trực tràng không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng như khối u, có cuống hoặc không có cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng hóa thành ác tính (ung thư).

1. Các dạng polyp đại - trực tràng
       Polyp đại trực tràng thường gặp nhất là 2 dạng: polyp tăng sản và poltp tuyến. Các dạng polyp khác cũng có thể gặp ở đại - trực tràng nhưng ở tỉ lệ rất thấp.
- Polyp tăng sản: Polyp tăng sản thường có kích thước rất nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (trực tràng và đại tràng sigma). Loại polyp này rất ít khi trở thành ác tính.
Thông thường, người ta rất khó phân biệt giữa polyp tăng sản với polyp tuyến nếu chỉ dựa trên hình ảnh thấy được qua nội soi nên thường cắt bỏ cả loại polyp này và gửi đi làm tế bào học như các polyp tuyến.
- Polyp tuyến: 2/3 polyp đại tràng là polyp tuyến, đa số không phát triển thành ung thư mặc dầu chúng đều rất có tiềm năng. Polyp tuyến thường được phân loại theo kích thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết.
           Theo các nhà khoa học, polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao, do đó các polyp lớ cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn đồng thời gửi đi làm giải phẫu bệnh học để kiểm tra khả năng ung thư.
Hình ảnh polyp đại - trực tràng.

2. Những polyp đại - trực tràng có nguy cơ ung thư hóa
          Những polyp đơn độc ở đại trực tràng có thể là những khối u lành tính và tồn tại trong nhiều năm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến thành ung thư đại - trực tràng.
          Polyp có chân rộng, không có cuống thì khả năng ác tính cao hơn là những polyp có chân nhỏ hay cuống dài lòng thòng. Càng nhiều polyp thì khả năng ung thư hóa càng cao.
         Trường hợp đa polyp đại tràng do di truyền thì khả năng trở thành ung thư là 100%. Với trường hợp này, bệnh polyp đại - trực tràng cần được phát hiện và cắt bỏ trước khi trở thành ác tính.

3. Những người dễ có nguy cơ bị polyp đại - trực tràng
         Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh polyp đại - trực tràng, nhưng một số người có cơ địa dễ mắc bệnh hơn bao gồm:
- Người từ 50 tuổi trở lên.
- Người từng cắt bỏ polyp đại - trực tràng.
- Tiền sử gia đình bị mắc polyp.
- Có thành viên trong gia đình bị ung thư ruột già (ung thư ruột kết).
- Người từng mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước 50 tuổi.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân sau khiến bạn dễ mắc bệnh:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao.
- Hút thuốc lá
- Uống rượu
- Lười vận động

- Bị stress thường xuyên.

                                                Thái Phong (T.H) 
  Xem: http://soha.vn/song-khoe/ke-giau-mat-co-the-gay-ung-thu-nhieu-nguoi-mac-nhung-chu-quan-20150718090538969.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét