Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

“Tiếng Việt còn, nước ta còn”

 Khoai Sọ

Là dân tộc Việt Nam, là con dân đất Việt thì trách nhiệm gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ là một cách thuần túy để gìn giữ được cội nguồn, nét văn hóa của cả một dân tộc. Hay nói xa hơn là gìn giữ đất nước! Vậy mà hiện nay, vấn đề gìn giữ tiếng Việt một cách sao cho Thuần Việt, trong sáng lại là một vấn đề đáng để lo ngại!

Lòng tự hào về dân tộc được thể hiện qua nhiều hình thức khạc nhau, trong đó việc gìn giữ tiếng Việt chính là giữ lại những nét văn hóa của con dân đất Việt.

Vậy mà….

Tình yêu đơn giản, được thể hiện từ điều đơn giản và nhỏ bé đó lại bị phần lớn thanh niên, giới trẻ và không ít những tri thức nửa mùa hiện nay lại sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt Nam) như một “trò chơi” để thể hiện “đẳng cấp” và “phong cách”!!! Tôi không hiểu rằng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt Nam) một cách pha tạp và lai căng như vậy thì sẽ “đẹp đẽ” ở chỗ nào??? Chắc không ít người sẽ cảm thấy khó chịu và cao hơn nữ thì đó là một sự xúc phạm nề văn hóa đáng tôn kính của cả một dân tộc.

Vậy, nguyên nhân là do đâu???

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”; Ấy thế mà đã có những người mạnh mẽ hơn cả thiên nhiên, chống lại cả “bão táp” để “thổi” vào làn “gió” mới bằng phương pháp lai căng để tạo thành thứ tiếng “mới” mà giới trẻ đặt cho nó những cái tên “ ngôn ngữ xì- tin”.

Điều này có thể nhận thấy dễ dàng trong cách nói chuyện của rất nhiều người, họ sử dụng những câu tiếng Anh, tiếng Pháp… để chem. Thêm vào câu chuyện bằng tiếng Việt của mình với mục đích để cho người nghe sẽ cảm thấy họ là “đẳng cấp”, học rộng tài cao biết được cả “tiếng Tây”.

Tại sao lại phải dùng tiếng nước ngoài trong khi hai người nói chuyện với nhau là những người Việt Nam, sinh ra, lớn lên và thứ tiếng của họ là tiếng Việt???

Tại sao lại phải sử dụng tiếng nước ngoài trong khi câu, chữ, từ đó có thể diễn tả được bằng một cậu tiếng Việt thuần túy mà vẫn đúng và sát nghĩa???

(câu chuyện tôi vô tình nghe được bởi một bạn có lẽ là sinh viên Đại học khi đang đứng chờ xe ở điểm chờ xe công cộng:

“A lô! Chị à. Chiều nay em bận rồi, có gì em in-bốc (inbox) cho chị hoặc rảnh thì em o-đờ (order) cho nhé”).

Nói đi cũng phải nói lại, Vẫn có thể sử dụng tiếng nước ngoài trong trường hợp từ đó không thể dịch hoặc thay thế bằng tiếng Việt, dó là trường hợp bất khả kháng mới phải dung tiếng nước ngoài!

Thứ nữa là trên các tuyên phố của Việt Nam mà các của hiệu, biển quảng cáo..chỉ thấy cơ man là chữ nước ngoài, có căng mắt ra cũng không thể tìm thấy sự hiện diện của một từ tiếng Việt nào!

Không thể bao biện bằng lý do: “Đây là của hàng mà chủ là người Hàn Quốc; Mỹ; Trung Quốc;..” hay “của hàng chỉ chuyên bán các mặt hàng xuất sứ từ Trung Quốc; Pháp; Lào…” hay đại loại là những câu giải thích như vậy!!!

Dù là người nước nào, cho dù là bán mặt hàng gì thì cũng đang buôn bán và ở trên lãnh thổ của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa rằng họ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Mà pháp luật của Việt Nam quy định biển hiệu, biển quảng cáo phải được in thuần túy bằng tiếng Việt Nam có dấu, nếu in chữ nước ngoài thì phải in bên dưới chữ bằng tiếng Việt, chỉ bằng ba phần tư tiếng Việt và chữ Việt Nam phải nổi bật hơn!

Hay quy định về quảng cáo cũng vậy! Đầu tiên phải in bằng tiếng Việt Nam, tiếp đến là tiếng Dân tộc thiểu số, sau đó mới là chỗ để in tiếng nước ngoài!

Thật vậy đây, gìn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt là giữ được bản sắc của dân tộc; đó là thể hiện của tình yêu tổ quốc. Nhất là trong thời điểm nhiều thế lực thù địch đang tích cực chống phá ta về mọi mặt, trong đó có văn hóa, tư tưởng…!! tiếng Việt là Quốc Hồn, Quốc Túy; vậy hãy gìn giữ nó để bảo vệ bản sắc dân tộc, văn hóa của nước nhà. Bởi vì “tiếng Việt còn, nước ta còn”!








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét