Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Chiến dịch “Tôi/Chúng tôi muốn biết” muốn gì?

Tân thời

Chiến dịch “Tôi/Chúng tôi muốn biết” do Mạng lưới Blogger Việt Nam phát động ngày 2.9 và xuất phát từ kiến nghị của 20 tướng tá quân đội. Theo miêu tả của các fan chiến dịch này thì từ khắp mọi miền đất nước, tiếp nối nhau xuất hiện hình ảnh công dân Việt Nam với các khẩu hiệu “Tôi muốn biết”, “I want to know”, “Chúng tôi muốn biết”, “We want to know”, “Đó là quyền biết của công dân” cũng như nối tiếp nhau xuất hiện nhiều bài viết cổ vũ hay nhằm sáng tỏ chiến dịch. Các tri thức chuyên lo lắng cho sư nghiệp kinh bang tế thế của nước nhà lấy ngày 28/9/2014 làm ngày truyền thống “Ngày quốc tế quyền được biết”. 

Nội dung của chiến dịch này nhằm yêu cầu Nhà nước CSVN phải minh bạch các vấn đề quốc gia, hoạt động của các chính khách nhà nước, việc Đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa – giáo dục…Trên Danlambao, linh mục Phê rô Phạm Văn Lợi đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền được biết của con người để rồi đi kết luận rằng “Cộng sản là chế độ ngu dân”. Thế đấy! Còn cô nàng Phạm Thị Thanh Bình, không biết tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn trình độ cao đến đâu mà viết câu chữ ngữ nghĩa tối sầm thế chứ “Càng lúc càng nhiều bóng tối tội lỗi hiện hình, đằng sau thứ ánh sáng giả hình của bóng trăng ảo tưởng. Nơi đó, chúng ta đã từng bị tọng vào mồm vào tim gan những quả lừa có hạng…xem ra còn hơn chuyện bí mật phòng the bất chính nào đó giữa hai “đối tác”. Coi bộ họ răn đe, đầu độc “giáo huấn” Dân, như thể chuyện đại sự cấu kết, toa rập dâng nước dâng non là chẳng liên quan gì…” 

Trước hết, nói về quyền được biết trong tư cách công dân. Con người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm: quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Người dân Việt Nam có quyền đó không? Xin thưa “có”. Ở Việt Nam, mỗi công dân có quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin. Thậm chí có tự do quá không khi nhiều trang mạng xã hội liên tục đăng tải những bài viết chủ tâm bôi nhọ danh dự của Đảng, Nhà nước và tuyên truyền cho mục đích chống phá chính quyền, gây rối an ninh trật tự. Để đến khi bị cơ quan chức năng mời đến tiếp chuyện lại tiếp tục vu khống là “dân oan”, vi phạm quyền tự do cá nhân. 

Một lũ nhà dân chủ rởm chỉ hót thật to chứ có chịu nghe thời sự, có nghe bản tin tài chính, có truy cập những tờ báo kinh tế, pháp luật đâu mà biết các chỉ số kinh tế hàng ngày hàng giờ vẫn được minh bạch. Thu vào ngân sách bao nhiêu, chi công thế nào, tính toán xem năm nay liệu có thể nâng mức lương cơ bản hay không, điều chỉnh thị trường tiêu dùng ra sao...các bác đại biểu chất vấn liên tục, mà phiên nào không tường thuật trực tiếp chứ? Có vụ trọng án nào xử mà không được minh bạch? Xử Dương Chí Dũng, Bầu Kiên, Dương Tự Trọng báo đài đều đưa tin. Vụ xử lý Đoàn Văn Vươn, Đoàn Thanh Chấn, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp vào cuộc chỉ đạo…Đại biểu hỏi, Bộ trưởng trả lời; Dân hỏi, Bộ trưởng cũng trả lời. Tất cả thắc mắc của người dân đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng, nhiều kẻ chỉ nhắm mắt, bịt tai mà kêu gào “Tôi muốn biết”! 

Tiếp nữa, kì lạ thay, nếu là người Việt tự hào về truyền thống dân tộc mình tại sao không tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc. Yêu nước mà không cần hiểu về lịch sử dân tộc chỉ biết bới lông tìm vết, chỗ nào mắc khuyết điểm, dù bé như con kiến cũng có thể hóa phép cho kiến biến thành voi. Chưa bao giờ trên Danlambao, Bolapquechoa,…xuất hiện những dòng chữ, câu văn ngợi ca Tổ quốc mà tràn ngập tư tưởng phẫn nộ, chửi bới, lên án, dựng kịch bản cho sự sụp đổ của chế độ. Như vậy, mục đích sâu xa của chiến dịch “Tôi muốn biết” không tốt đẹp như họ ca ngợi, không cần cho nhân dân lao động yêu nước mà phục vụ cho ý đồ xấu, dựa vào khiếm khuyết nhỏ của quá khứ để phủ lấp màu đen tối lên lịch sử dân tộc. “Tôi muốn biết” đang đi ngược lại sự tiến bộ, ổn định xã hội. Theo quy luật tự nhiên là lấy bài học của quá khứ để rút kinh nghiệm cho tương lai thì “Tôi muốn biết” lại lấy quá khứ để trừng phạt hiện tại. Chỉ vì lợi ích trước mắt, vì cám dỗ của đồng tiền mà các chiến sĩ Mạng Blogger sẵn sàng xả súng vào quá khứ, phá hoại công sức cha ông ta đã xây dựng từ xưa đến nay. 

Từ phong trào “Không bán nước” đến chiến dịch “Tôi muốn biết” và có lẽ không dừng lại ở đây, thật lấy làm buồn cho sự nỗ lực của một bộ phận trí thức, đảng viên, linh mục thoái hóa biến chất và phần lớn là các phần tử ít chữ, thất nghiệp, bán Tổ quốc để dành vinh hoa cho bản thân. Tiện đây cũng nói thêm rằng, những kẻ “Tôi muốn biết” này mất công mất sức để lấy tiền thôi chứ chẳng quan tâm đến hậu quả của bài viết mà mình đã sản xuất ra đâu mà. Việc tuyên truyền, cổ súy cho những sự kiện lịch sử không đúng thực tế là đang tiêm nhiễm vào đầu người dân, đặc biệt thế hệ trẻ - con người làm chủ đất nước những tư tưởng, thái độ sai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương phát triển kinh tế, dân chủ hóa của đất nước. May mắn là, phần lớn thanh niên trẻ là những con người có nhận thức và chính kiến, vẫn giữ được lập trường chính trị vững vàng, không chỉ kiên quyết vạch trần mưu đồ xấu của các thể loại phong trào như “Tôi muốn biến” mà còn thành tâm cống hiến cho tương lai tốt đẹp của nước nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét