Nhím
(Gửi tác giả bài “Vì đất nước, các cựu sĩ quan lên tiếng”)
Sau từng đấy thời gian, không biết tác giả bài viết Vì đất nước, các cựu sĩ quan lên tiếng đã suy nghĩ vấn đề theo chiều hướng tích cực và đúng đắn hay chưa? Như đã hứa, hôm nay, tôi sẽ tiếp tục trao đổi với tác giả bài viết các nội dung còn lại.
Ở vấn đề thứ 2 tác giả bài viết có nói: “Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo”. Trong câu này, tôi xin thưa rằng nhận thức của tác giả lại hoàn toàn sai. Bởi, những người cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam luôn sống và làm việc có lý tưởng. Họ chỉ biết “còn Đảng là còn mình”, chỉ biết tuyệt đối nghe theo Đảng, đi theo Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, tin tưởng vào con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân lựa chon; họ luôn một lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Vì sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ họ sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân, kể cả thân mình. Tuy nhiên, không như tác giả bài viết nói, họ sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hy sinh nhưng không hề vì mục đích hay lợi ích riêng của cá nhân và gia đình họ. Họ làm làm vì lương tâm và trách nhiệm của một người con đối với Đất Mẹ - Nơi đã sinh và nuôi họ khôn lớn trưởng thành. Họ không nghĩ rằng mình hy sinh, mình cống hiến là để được Đảng, Nhà nước ghi nhận, trả công, trả ơn, hay như tác giả có nói là “sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo”. Đối với họ, được cống hiến, được hy sinh thân mình vì Tổ quốc là một niềm hạnh phúc và vinh dự.
Lịch sử nước nhà đã chứng mình, mà tôi nghĩ nếu tác giả bài viết là những sĩ quan quân đội (danh sách sĩ quan quân đội được liệt kê cuối bài), đã từng tham gia các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc thì chắc chắn rằng các ông cũng phải biết, phải hiểu rằng, trong cái hoàn cảnh đau thương ấy, trong cái cảnh Đất Mẹ bị giày xéo, đồng bào ta bị chà đạp, giết hại như thế bộ đội ta, công an ta đã anh dũng như thế nào?
Mang trong mình bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng vũ trang của ta đã xác định rõ mục tiêu chiến đấu là vì chính nghĩa, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ đời sống bình yên của nhân dân. Cho nên, họ luôn sẵn sàng chiến đấu với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Vì thiêng liêng giá trị con người. Vì muôn đời hoa lá xanh tươi”,… Hơn thế nữa, chúng ta chiến đấu không chỉ vì ta, “ba chục triệu người” mà vì cả “nhân loại tiến bộ, ba ngàn triệu trên đời”. Hình ảnh. các chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, Anh hùng Phan Đình Giọt lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vinh Diện lấy thân chèn pháo, La Văn Cầu tự cắt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu, Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, Nguyễn Viết Xuân với “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” ... và rất nhiều chiến sĩ vô danh đã chiến đấu, hiến dâng cuộc đời tuổi trẻ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đấy, họ sống và chiến đấu với dũng khí và tinh thần hào hùng như thế, họ đâu có chiến đấu để mong được hưởng thụ sự đền đáp của Nhà nước, với họ, độc lập, hòa bình cho dân tộc, cho đồng bào chính là phần thưởng, sự đền đáp lớn lao nhất, thiêng liêng nhất…
Và gần đây nhất, khi nước Bạn hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, cùng với Đảng, Nhân dân ta, đội ngũ cán bộ, chiến sỹ đã thể hiện tinh thần, hào khí anh hùng của dân tộc. Đa số cán bộ, chiến sĩ khi được hỏi: ‘Những chuyến công tác lênh đênh trên biển, các anh gặp những khó khăn gì?’’. Không do dự, họ đều dứt khoát trả lời: “Chúng tôi luôn có một tâm niệm mỗi người chỉ một lần sinh ra và chết đi. Trường hợp được hy sinh vì độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là sự ra đi đầy ý nghĩa. Đây cũng là một trong những yếu tố để chúng tôi khắc phục mọi khó khăn, không hề nao núng để bình tĩnh xử lý các tình huống phức tạp trên biển trong những ngày biển Đông “dậy sóng””.
Như vậy là đã rõ. Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không hề như tác giả bài viết đã nói!
Tác giả còn cho rằng ta đang “cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang”. Phải nói rằng, nếu thực sự tác giả là các sĩ quan từng công tác chiến đấu trong lực lượng CAND mà nói lên những câu như thế thì không thể chấp nhận được. Các ông đánh giá vấn đề quá phiến diện, quá mơ hồ? Ai bảo các cuộc chiến ấy bị lãng quên. Tôi xin thưa, không một người con Việt Nam nào quên cuộc chiến tranh đó. Lịch sử Việt Nam luôn ghi lại, người Việt Nam luôn khắc sâu trong tâm trí tội ác mà kẻ thù đã gây ra, đặc biệt là những hy sinh, mất mát của quân và dân ta trên trận tuyến ác liệt năm đó.
Thế hệ hôm nay và cả mai sau, sẽ luôn nhớ về anh hùng Lê Đình Chinh tay không chống lại quân phỉ gây rối tại cửa khẩu Hữu Nghị cuối năm 1978 và hy sinh khi mới 18 tuổi trong sự tiếc thương vô hạn của chiến sĩ, đồng bào. Nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm - cô gái mậu dịch cửa hàng bách hóa Pò Hèn, cùng đồng đội chiến đấu và hy sinh ngay khi tuổi đời còn rất trẻ… và còn hàng ngàn những tấm gương anh hùng khác đã truyền sức mạnh mãnh liệt cho toàn quân và nhân dân Việt Nam thời đó (năm 1979).
Tác giả bảo “cần gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị bỏ bê hơn hai chục năm qua”. Nhưng tôi dám khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở các tỉnh phía Bắc thường xuyên đã và đang tiến hành tu bổ các nghĩa trang – nơi yên nghỉ của các chiến sĩ hy vinh vì dân tộc. Hiện nay, các nghĩa trang đã rất khang trang, sạch sẽ chứ không hề “bỏ bê” như tác giả có nói. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã luôn làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn” đối với các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh, gia đình chính sách… Thực hiện chương trình “Thắp nến tri ân” tại các nghĩa trang liệt sỹ…
Như vậy, một tôi đã nói rõ cho tác giả hiểu những sự thật đang tồn tại hiện nay, chứ không phải như những điều tác giả nghĩ rồi vẽ ra. Tôi muốn phân tích hết các vấn đề còn lại, nhưng tôi nghĩ, nên để tác giả ngẫm nghĩ từng vấn đề tôi nói cho sâu sắc. Vì vậy, tôi lại hẹn tác giả ở bải viết sau nhé!
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét