Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Có nên nhớ về Hoàng Cơ Minh hay không ?

An Bình 

Trong không khí từng bừng kỷ niệm 69 năm cách mạng Tháng 8 và Quốc kháng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi – những thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, tuy không được sống trong những ngày hào hùng của 69 năm về trước nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy được dư âm của ngày trọng đại ấy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta đã giành được chính quyền, đưa nhân dân từ địa vị người nô lệ trở thành người tự do. Và thật khó chịu khi trong những ngày này, bọn phản động Việt Tân muốm giảm ý nghĩa của lễ lớn của dân tộc bằng việc đăng trên facebook Việt Tân bài về kỷ niệm ngày mất của Hoàng Cơ Minh kẻ sáng lập ra Việt Tân. 

Dân tộc Việt Nam đã sản sinh biết bao người con anh dũng vì việc nước mà gạt tình riêng, vì độc lập, tư do cho Tổ quốc mà ra đi không trở lại. Vậy mà, đáng buồn sao có những người được lớn lên trong truyền thống dân tộc, chứng kiến cảnh nhân dân bị dày xéo trên súng đạn, bom mìn và sự cai trị tàn bạo của kẻ thù lại dửng dưng, muốn được phục vụ cho đế quốc thực dân để mưu lợi cá nhân. Và Hoàng Cơ Minh là một trong số những người đó. Hoàng Cơ Minh sinh năm 1935 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Sống trong bối cảnh dân tộc chịu kiếp nô lệ, nhưng Minh không hề mảy may, quan tâm tới vận nước, mà điều Minh quan tâm là bản thân mình làm sao không bị khổ sở, được ăn ngon, mặc đẹp. Mà có lẽ không phải Minh mà cả các thành viên trong gia đình ông đều có quan điểm như vây. Cho nên thay vì dốc sức cùng dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, các thành viên trong gia đình ông lại dốc sức leo lên những chức vụ cao trong chính quyền Ngụy. (Hoàng Cơ Minh nguyên là phó đề đốc, Tư lệnh Vùng II Duyên hải của Hải quân Việt Nam Cộng hòa, lãnh tụ Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (hay đảng Việt Tân) và là chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam chống chính quyền Việt Nam trong thời gian 1975-1987; Các anh em của Hoàng Cơ Minh: Hoàng Cơ Bình- Bộ trưởng Y tế Việt Nam Cộng hòa, từng ra tranh cử Phó Tổng thống; Hoàng Cơ Thụy Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Lào.) 

Năm 1975, Chế độ Ngụy quyền sụp đổ, Minh cùng đồng bọn trốn sang Mỹ - miền đất hứa của những kẻ phản động. Vì không thể chịu cảnh đang làm quan chức lại biến thành thường dân và dù sao “ông chủ” mình dẫu không còn như trước nữa nhưng “ông chủ” vẫn có thể lo cơm áo, gạo tiền đầy đủ và dư giả cho Minh nếu Minh tiếp tục các hoạt động chống phá Việt Nam. Và đáp lại những lợi ích vật chất của “ông chủ”, Minh cùng một số tay chân đã thành lập đảng Việt Tân (1982); tiếp đó được sự tài trợ của “ông chủ” Minh đã chỉ huy những kẻ “đánh thuê” mở các cuộc Đông tiến xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Nhưng tất nhiên đều thất bại. Và Minh đã tự sát trong cuộc Đông tiến lần 2 (1987) vì sợ mình phải trả giá cho những tôi ác mà mình gây ra. 

Những kẻ phản bội như vậy có đáng để chúng ta tưởng nhớ không. Hay chưa nói cần phải phỉ báng làm bài học cho những người lạc lối. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng Phi nghĩa. Đó là chân lý muôn đời. Còn đối với những người đã đi sai đường mà muốn quay đầu trở về, nhân dân Việt Nam luôn mở rộng vòng tay thân ái. Còn đối với những kẻ vì lợi ích mà bán rẻ Tổ quốc đến cùng, nhân dân Việt Nam quyết không tha thứ. Và chắc chắn sẽ bị hình phạt của dân tộc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét