Toiyeuvietnam87
Ở Việt Nam hầu như ai cũng nghe, ít nhất một lần, câu này trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.”
Trong thanh niên ngày nay luôn truyền miệng nhau 1 câu nói, và chính câu nói này trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay, đó là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kì Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc"... Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói : "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?" (1955).
Câu nói này đã truyền bá đi rộng rãi, nhanh chóng trong thế hệ trẻ mà hầu như ai cũng biết. Nó thôi thúc bao nhiêu con tim hăng say làm việc, lao động vì đất nước. Vì sao câu nói này lại được hoan nghênh như vậy? Trước tiên là vì câu nói này hết sức đúng đắn. Tổ quốc là hoàn cảnh chính trị mà chúng ta đang sống; là đất nước nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên và làm công dân của nước đó; là lãnh thổ mà lịch sử đã thuộc về 1 dân tộc. Có thể nói Tổ quốc là tất cả đất nước này, là núi non là biển cả, tài nguyên thuộc chủ quyền Việt Nam. Tổ quốc bao gồm cả con người trong đất nước ấy, là văn hóa truyền thống, là bạn bè, là người thân… Có Tổ quốc mới có hạt gạo ta ăn, cánh đồng ta trồng, ngụm nước ta uống. Cảm ơn Tổ quốc hôm nay đã cho ta được đi học, được sống cùng bạn bè, người thân. Tổ quốc là một cái gì đó thiêng liêng , cao quý, khó có thể diễn tả hết thành lời.
Vì Tổ quốc, vì bảo vệ đất nước Việt Nam mà bao nhiêu con người đã hi sinh xương máu để giữ gìn. Không chỉ vậy, đó còn là lịch sử 4000 năm đất nước từ khi để nước đẻ cái, từ thời Hùng Vương, từ khi cái tên làng, tên xã còn chưa có. Nhân dân ta đã xây dựng từng chút một để có một đất nước mang hình dáng, mang giọng cười, tiếng hát, mang suy nghĩ rất Việt như hôm nay. Chính vì vậy chúng ta càng phải yêu hơn và quyết ra sức giữ gìn Tổ quốc này, xây dựng nó ngày càng phát triển hơn. Tổ quốc không những có ơn với ta, cho ta được sinh ra, được sống sung sướng, no đủ, được hòa bình yên ấm, chính vì vậy “làm” được gì đó cho Tổ quốc chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mỗi cá nhân.
Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy tiêu cực như: Xã hội này, Tổ quốc này sinh ra ta thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và cho ta cuộc sống đầy đủ vật chất. Họ còn đưa ra những so sánh Việt Nam ta với những nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… rồi nói rằng con người bên đó được sống dân chủ hơn, sống tốt hơn và cảm thấy thiệt thòi về hoàn cảnh sống của mình. Đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận và vô trách nhiệm. Dù bất kì nơi nào cũng đều có quá trình phát triển đi từ nghèo đói đến giàu mạnh, đi từ man rợ đến văn minh. Chúng ta do chiến tranh, do hoàn cảnh đã không thể bằng bạn bằng người câng cần phải cố gắng hơn để xây dựng đất nước ta phát triển mạnh giàu hơn, văn mình hơn cho bằng bạn bằng bè. Tự bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ xem mình đã làm được những gì để góp phần xây dựng Tổ quốc này chưa hay vẫn còn sa đà vào suy nghĩ ngây ngô thiển cận, sa đà vào những thú vui vô bổ như: rượu bia, cờ bạc, đánh game…? Nguy hiểm hơn là có những kẻ “vô công rồi nghề”, không làm được việc gì còn buông những lời lẽ vô bổ trên các trang mạng và đặc biệt hơn là những phần tử phản động tuyên truyền luận điệu chống nhà nước Việt Nam, sản phẩm của ông cha xây dựng, trong đó có thể có tổ tiên, ông cha họ góp công xây dựng. Chẳng hạn như trên blog Danlambao… Nhiều kẻ chỉ biết ngồi một chỗ nhận tiền “bẩn” viết bài bêu xấu, xuyên tạc, tuyên truyền luận điệu xấu chống Đảng, chống Nhà nước, bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo Nhà nước. Hay là có những kẻ rỗi hơi “làm dáng”, “cười toe toét” chụp ảnh cùng khẩu hiệu “Tôi muốn biết... Chúng tôi muốn biết… chúng ta muốn biết”. Tôi không hiểu cái khẩu hiệu đó có liên quan gì với cái tạo dáng kia không. Theo tôi nghĩ một cách thật đơn giản là họ cầm tầm biển đó để hỏi “dáng chuẩn chưa” hay “tạo dáng thế này đẹp không”… Nhưng họ hỏi thế nào, suy nghĩ ra sao thì chắc họ cũng là những kẻ vô tâm, không biết xâu hổ trong khi đó biết bao người dân Việt đang hào huyết khí thế, lao động vinh quang, thậm chí bất chấp tính mạng xây dựng, gìn giữ tổ quốc của mình. Chẳng lẽ những kẻ đó không có một chút hổ thẹn.
Càng nghĩ tôi càng thấy, câu nói đó không chỉ đúng với giới trẻ mà còn đúng với tất cả những người dân Việt Nam yêu nước. Đó mới xứng đáng là con rồng cháu tiên của một đất nước nghìn năm văn hiến. Và câu nói trên không chỉ đúng đắn mà nó còn phù hợp với tâm lí, tư tưởng của mỗi người. Nó đã trở thành động lực để mỗi người cố gắng, nhất là với tầng lớp thanh niên đang ngày đêm cố gắng đem sức mình cố gắng tạo dựng một cường quốc sánh vai với năm châu bốn biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét