Lytangfang
Người dân đang thực hiện quyền bầu cử - Tính dân chủ rộng rãi, sâu sắc. (Nguồn Internet)
Muốn so sánh, đánh giá để đi đến nhận định hay đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó, trước hết chủ thể nhận thức cần phải hiểu được bản chất của vấn đề và phải đặt sự vật hiện tượng đó trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể để xuy xét. Như vậy, vấn đề dân chủ cần được hiểu như thế nào cho đúng để có thể thống nhất trong nhận thức cũng như trong thực tiễn. Việc cần thiết trước khi luận bàn về vấn đề dân chủ là phải tìm hiểu xem dân chủ là gì và nó được hiểu như thế nào?
Dân chủ được hiểu đó là quyền lực thuộc về nhân dân, phản ánh mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với cơ quan, tổ chức hay chính quyền, nhà nước có vai trò quản lý xã hội (nhân dân bầu ra cơ quan này, giám sát, chi phối hoạt động của cơ quan này, bãi miễn hay bầu ra cơ quan khác,...). Mặt khác, dân chủ là một phạm trù chính trị, gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền, dân chủ luôn mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Với phương diện ý nghĩa này, dân chủ được biểu hiện như một chế độ chính trị, một chế độ dân chủ hay một nền dân chủ cụ thể. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, gắn với chế độ xã hội cụ thể. Dân chủ luôn mang bản chất của giai cấp thống trị nên bản thân nó thực hiện chuyên chính, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội. Song dù tiếp cận từ góc độ nào đi chăng nữa, nhận thức về vấn đề dân chủ cũng không thể xa rời những bản chất tốt đẹp của nó được. Tuy nhiên, với từng điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia, mỗi chế độ lại mang trong mình những nét dân chủ đặc trưng, mang bản sắc văn hóa dân tộc của quốc gia đó. Việt Nam là đất nước luôn lấy con người làm trung tâm, lấy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc và toàn thể nhân dân là yêu cầu cao nhất. Minh chứng cho điều này là việc mọi công dân điều có quyền bầu cử, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền tham gia vào sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi ra đời cho đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo và đưa đất nước giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, luôn phát huy tinh thân tự chủ của nhân dân, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” làm thước đo giá trị cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước.
Từ nhận thức trên ta thấy rằng, những quan điểm mà người có bút danh Athena thể hiện trong bài viết “Athena - Những bài học dân chủ hóa từ Indonesia” của Bloge Dân luận là không thuyết phục, thậm chí có nhận thức lệch lạc, sai lầm về vấn đề dân chủ. Đặc biệt khi đưa ra so sánh giữa chế độ dân chủ của nhà nước Việt Nam và các quốc gia khác thì lại đưa ra những tiêu chí không phù hợp để so sánh, đánh giá. Qua luận giải ở trên, thì phải khẳng định rằng vấn đề dân chủ luôn mang trong mình ý nghĩa phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Thật vậy, có quốc gia thì quyền lợi của giai cấp thống trị là tầng lớp tư sản, là tầng lớp trung, thượng lưu, có quốc gia lại là quần chúng nhân dân lao động. Như thế thì chế độ dân chủ ở Indonesia chỉ phụ vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị của quốc gia đó – chế độ cộng hòa, nền dân chủ được lãnh đạo bởi sự sáng suốt trong sự nhất trí thông qua bàn bạc giữa những người đại diện. Còn Việt Nam chế độ dân chủ được phát triển nhanh chóng, rộng rãi, đa dạng và ở đó mọi người dân Việt Nam được hưởng trọn vẹn những quyền về con người, quyền về dân sinh, quyền tự do, bình đẳng… Giai cấp cầm quyền ở Việt Nam không phục vụ riêng một cá nhân nào, hay một nhóm người nào, mà phục vụ quần chúng nhân dân, lấy nhân dân làm gốc. Như vậy, sao có thể so sánh tính dân chủ của hai quốc gia có hai chế độ khác nhau được. Điều đó rõ ràng là không phù hợp và không đúng. Phải chăng tác giả Athena cố ý đưa ra để so sánh nhằm mục đích gì khác chăng?
Athena cho rằng “Khuyến khích sự đa nguyên trong mọi ý kiến”. “Tầng lớp trung lưu trong xã hội giúp chính phủ đi đúng hướng”, “không gian để mọi công dân tham gia vào chính trị và sự xuất hiện của xã hội dân sự đã giúp tiến trình chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ ở Indonesia được dễ dàng hơn”. Sự đa nguyên ở đây là gì? Tầng lớp trung lưu ở đây là ai? Tham gia, phát triển xã hội dân sự là như thế nào? Xin thưa, muốn tự do thì phải xem người khác có được tự do hay không? Hay chỉ biết mỗi mình tự do là được. Có như vậy mới tránh được cái gọi là “Tự do quá trớn”. Thứ hai, ở Việt Nam chế độ không phục vụ cho một nhóm lợi ích nào cả, nếu theo Athena thì để tầng lớp trung lưu quản lý xã hội rồi, thế thì lại xảy ra lợi ích nhóm, điều đó sẽ dẫn đến chế độ này phục vụ tầng lớp trung lưu hay sao? Thật là một sai lầm đáng tiếc. Thứ ba, vấn đề tham gia và xây dựng, phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam cần phải tuân theo pháp luật của Việt Nam, mọi cá nhân, tổ chức đều phải tuân theo pháp luật. Cho nên không thể có sự phát triển tràn lan vô tổ chức của xã hội dân sự được. Tóm lại, Athena đã có những lý luận, so sánh và đánh giá sai lầm khi bàn về vấn đề dân chủ, mà lại áp cái dân chủ của Indonesia vào Việt Nam thì thật là thiếu hiểu biết. Cái thiếu hiểu biết về bản chất nhân văn của vấn đề dân chủ đó gọi là “dân chủ so sánh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét