“Các ông đồ đều phải nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ chứ không phải khách hàng muốn chữ nào, cho chữ ấy”.
Xin chữ cầu may
Từ ngày 28 Tết Ất Mùi, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ là nơi các ông đồ đã qua sát hạch “tập kết” cho chữ.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Giảng viên Khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, sau năm 1995, không gian Văn Miếu phát triển và hình thành "chợ" thư pháp.
Sự xuất hiện của “chợ” thư pháp kéo theo sự thay đổi của tục xin chữ, đáp ứng đời sống mới của xã hội về tính tiện lợi và thủ tục.
Chẳng hạn: Ngày nay, thay vì đến nhà thầy đồ, chỉ cần đến phố ông đồ, chọn một trong số các ki ốt trong “phố ông đồ” để xin chữ. Không chỉ cho được chữ Hán, các ông đồ có thể cho chữ quốc ngữ (chữ viết theo lối thư pháp)…
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng cho rằng, có yếu tố thương mại trong tục xin chữ – cho chữ ngày nay, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ.
Ông đồ Lê Quang Thảng (Hà Nội) chia sẻ, phần đông người xin chữ hiện nay, coi việc chơi thư pháp cho vui, nay thích thì chơi, mai không thích thì bỏ.
Trong khi đó, ông đồ Vũ Ngọc Kỳ, (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mùa xuân, người dân thường tìm đến ông đồ có đức, có tâm, văn hay chữ tốt, có uy tín để được xin chữ treo trong nhà, cầu, bình an, hạnh phúc.
Ông Vũ Ngọc Kỳ cho biết, ngay cả những nơi cho chữ bình dân nhất như thầy đồ làng, người xin chữ bao giờ cũng mong được trò chuyện về quá khứ tương lai, những lời khuyên cho một năm mới.
Còn ông đồ Đỗ Văn Tụ (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, tục xin chữ xưa kia có ý nghĩa thiêng liêng với cả người xin và người cho chữ.
Ông Tụ phải thức dậy từ 4h sáng mài mực giúp cha. Khi trời sáng, tất cả đã chuẩn bị xong. Trong khi đó, người xin chữ tắm rửa sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật có thể là chai rượu, quả cau... đến lễ ông đồ.
Khi viết chữ, thầy vừa viết vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét cho người xin để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng, trước đây, người dân rất quan tâm đến hình thể của con chữ và nội dung của câu chữ. Hiện nay, người xin chữ chủ yếu để cầu may mắn, ít khi thưởng thức về thư pháp.
Nhìn thần sắc cho chữ
Ông Phạm Hải (Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Hà Nội) cho biết, từ nhiều năm nay, khách hàng chỉ xin chữ quanh 4 chữ kinh điển gồm: Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn.
Tuy nhiên, tục cho chữ không phải người muốn chữ nào cho chữ ấy mà hầu hết, các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ.
Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát Tài... Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm An.
Nhiều người thích xin chữ Nhẫn (nhẫn nại, nhẫn chịu...) nhưng không phải chữ này hợp với mọi người bởi mỗi người lại có cái lý riêng để xin chữ Nhẫn.
Chẳng hạn, một người mới lớn đừng nên vội vàng nhận vào mình chữ Nhẫn, bởi nó là con dao hai lưỡi sẽ giết chết cá tính và khiến con người trở nên ù lì.
Theo ông đồ Nguyễn Học (Ba Đình, Hà Nội), người thành đạt xin chữ Nhẫn để cầu tỉnh táo. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn. Thanh niên nam nữ xin chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung. Tặng bố mẹ xin chữ: Tâm, An Khang, Bình An.
Ông đồ Nguyễn Học cũng cho biết, đầu năm xin chữ Thọ để mừng các cụ cao tuổi. Các bạn trẻ thường xin chữ Trí tuệ, Chí hướng, Minh, Thành để cầu học hành tấn tới. Ngoài ra còn có chữ Việt, chữ Đác cũng là những chữ hay được xin đầu năm.
Ngoài ra, nếu ông đồ thấy người đến xin chữ thực cần đến may mắn, họ sẽ cho chữ “May mắn”; hoặc sau một hồi trò chuyện, ông đồ nhận thấy người này cần hơn cả là phải biết chăm sóc mẹ mình nhiều hơn để thực sự được an lòng, ông sẽ cho chữ Hiếu.
Từ ngày 28 Tết Ất Mùi, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ là nơi các ông đồ đã qua sát hạch “tập kết” cho chữ.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Giảng viên Khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, sau năm 1995, không gian Văn Miếu phát triển và hình thành "chợ" thư pháp.
Sự xuất hiện của “chợ” thư pháp kéo theo sự thay đổi của tục xin chữ, đáp ứng đời sống mới của xã hội về tính tiện lợi và thủ tục.
Chẳng hạn: Ngày nay, thay vì đến nhà thầy đồ, chỉ cần đến phố ông đồ, chọn một trong số các ki ốt trong “phố ông đồ” để xin chữ. Không chỉ cho được chữ Hán, các ông đồ có thể cho chữ quốc ngữ (chữ viết theo lối thư pháp)…
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng cho rằng, có yếu tố thương mại trong tục xin chữ – cho chữ ngày nay, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ.
Ông đồ Lê Quang Thảng (Hà Nội) chia sẻ, phần đông người xin chữ hiện nay, coi việc chơi thư pháp cho vui, nay thích thì chơi, mai không thích thì bỏ.
Trong khi đó, ông đồ Vũ Ngọc Kỳ, (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mùa xuân, người dân thường tìm đến ông đồ có đức, có tâm, văn hay chữ tốt, có uy tín để được xin chữ treo trong nhà, cầu, bình an, hạnh phúc.
Ông Vũ Ngọc Kỳ cho biết, ngay cả những nơi cho chữ bình dân nhất như thầy đồ làng, người xin chữ bao giờ cũng mong được trò chuyện về quá khứ tương lai, những lời khuyên cho một năm mới.
Còn ông đồ Đỗ Văn Tụ (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, tục xin chữ xưa kia có ý nghĩa thiêng liêng với cả người xin và người cho chữ.
Ông Tụ phải thức dậy từ 4h sáng mài mực giúp cha. Khi trời sáng, tất cả đã chuẩn bị xong. Trong khi đó, người xin chữ tắm rửa sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật có thể là chai rượu, quả cau... đến lễ ông đồ.
Khi viết chữ, thầy vừa viết vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét cho người xin để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng, trước đây, người dân rất quan tâm đến hình thể của con chữ và nội dung của câu chữ. Hiện nay, người xin chữ chủ yếu để cầu may mắn, ít khi thưởng thức về thư pháp.
Nhìn thần sắc cho chữ
Ông Phạm Hải (Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Hà Nội) cho biết, từ nhiều năm nay, khách hàng chỉ xin chữ quanh 4 chữ kinh điển gồm: Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn.
Tuy nhiên, tục cho chữ không phải người muốn chữ nào cho chữ ấy mà hầu hết, các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ.
Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát Tài... Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm An.
Các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ. Ảnh Dương Thanh
Chẳng hạn, một người mới lớn đừng nên vội vàng nhận vào mình chữ Nhẫn, bởi nó là con dao hai lưỡi sẽ giết chết cá tính và khiến con người trở nên ù lì.
Theo ông đồ Nguyễn Học (Ba Đình, Hà Nội), người thành đạt xin chữ Nhẫn để cầu tỉnh táo. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn. Thanh niên nam nữ xin chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung. Tặng bố mẹ xin chữ: Tâm, An Khang, Bình An.
Ông đồ Nguyễn Học cũng cho biết, đầu năm xin chữ Thọ để mừng các cụ cao tuổi. Các bạn trẻ thường xin chữ Trí tuệ, Chí hướng, Minh, Thành để cầu học hành tấn tới. Ngoài ra còn có chữ Việt, chữ Đác cũng là những chữ hay được xin đầu năm.
Ngoài ra, nếu ông đồ thấy người đến xin chữ thực cần đến may mắn, họ sẽ cho chữ “May mắn”; hoặc sau một hồi trò chuyện, ông đồ nhận thấy người này cần hơn cả là phải biết chăm sóc mẹ mình nhiều hơn để thực sự được an lòng, ông sẽ cho chữ Hiếu.
Theo Diệu Thu (Danviet.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét