Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Phản bác bài viết “Nhà báo của đảng: làm thế nào để không bị bắt” của Lê Nam Khoa trên danlambao

Hòa Tiến

Con mắt tội lỗi của tác giả Lê Nam Khoa

Đọc bài viết “Nhà báo của đảng: làm thế nào để không bị bắt” của Lê Nam Khoa trên danlambao Tôi có thể nhanh chóng khẳng định thẳng thắn rằng: nhận thức của tác giả Lê Nam Khoa trong bài viết trên thật sai lầm và phản động khi dám lên mặt đưa ra “lời khuyên” cho các nhà báo chân chính là “gió thổi chiều nào ta thổi theo chiều đó” và lấy đó làm phương thức hành động. 

Với những nhận định hết sức sai lầm, phiến diện về tình hình đất nước, nên tác giả chỉ nhìn thấy được những mặt trái, hạn chế của xã hội để rồi hồ đồ kết luận bản chất của xã hội nước ta hiện nay. Từ nhận thức sai lầm, phiến diện đó, tác giả cho rằng, “Đảng ta hiện có nhiều gió”, “toàn là gió độc từ phương bắc thổi xuống” nên tác giả một lần nữa mạnh mồm khuyên các nhà báo chỉ nên “viết bài phỏng vấn các em chân dài và chờ ngày gió chướng nổi lên”…

Có thể nói, đọc bài viết của Lê Nam Khoa, chúng ta thấy rõ sự sai lầm cơ bản về nhận thức, sự thô thiển trong suy nghĩ và phản động một cách ngu dốt của một kẻ nghèo hèn về tri thức và cuộc sống. Những nhận định và lời khuyên của y không có chút giá trị, trọng lượng nào khi nó hoàn toàn sáo rỗng và vô căn cứ.

Các nhà báo luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin yêu và tôn trọng vì đã có công lao rất lớn trong lịch sử với biết bao nhiêu đóng góp cùng sự hy sinh, mất mát của họ. Trong kháng chiến cũng như trong thời bình, nhà báo luôn là những chiến sỹ đi đầu trong cuộc đấu tranh tư tưởng, tinh thần, bảo vệ công lý và lẽ phải của cuộc sống, kịp thời cung cấp thông tin góp phần thỏa mãn đời sống tinh thần của người dân trong xã hội. Họ là những người đầu tiên đưa những tấm gương sáng về người tốt, việc làm tốt trong xã hội để mọi người dân được biết, để học tập, noi theo. Đồng thời, họ cũng là những người đầu tiên lên tiếng phê phán, đấu tranh với những thói hư, tật xấu trong xã hội để mọi người tránh – ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền đó mà công việc của các nhà báo đem lại cho xã hội là rất lớn lao và vô cùng quan trọng. 

Tiếc thay, tác giả Lê Nam Khoa lại không nhận ra điều đó, hoặc cố tình lảng tránh những điều cốt lõi của nhà báo – đó là đem hơi thở của cuộc sống đến với cuộc sống một cách chân thực nhất, nhân văn nhất mà lại dám khuyên nhà báo chỉ biết chạy theo thời cuộc của chủ nghĩa cơ hội cá nhân cực đoan và sa đà vào những chuyện tầm thường “chân dài” của xã hội. Thật đáng chê trách và lên án với suy nghĩ và nhận thức đó của tác giả Lê Nam Khoa.

Ngay việc, tác giả cho rằng “Đảng ta hiện có nhiều gió”, “toàn là gió độc từ phương bắc thổi xuống” cũng là những lời viết luyên thuyên, vô căn cứ, phản khoa học và đi ngược với thực tiễn của đời sống chính trị của nước nhà. Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam thì làm gì có gió gì, và càng không bao giờ có cái gọi là “gió độc từ phương bắc thổi xuống”. Đảng ta nếu là gió độc thì làm sao có thể là lương tri của thời đại, là nơi tập hợp sức mạnh của toàn dân và đưa đất nước ta có được môi trường hòa bình, yên ổn và phát triển như ngày nay.

Thực ra, nếu có “gió độc” ở đây thì chỉ là gió độc từ chính lời viết nhảm nhí, ngu xuẩn của tác giả Lê Nam Khoa và những tên bồi bút như Khoa mà thôi. Với tất cả những gì đã không may viết ra trong bài viết vì sự ngu dốt và nhiệt tình thái quá của mình, tác giả Lê Nam Khoa nên có lời xin lỗi, sám hối trước các nhà báo chân chính của chúng ta, để cầu mong một lời thông cảm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét