Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

HỒ CHÍ MINH – BIỂU TƯỢNG CỦA NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH

PH - TH

Chủ Tịch Hồ Chí Minh biểu tượng của nền văn hóa hòa bình đền nay vẫn còn nguyên giá trị. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dưới ách nô lệ của giạc ngoại bang, ngọn lửa đấu tranh được hun đúc bởi truyền thống văn hóa, yêu nước, yêu hòa bình Việt Nam không hề bị dập tắt. Trái lại, nó đã trở thành động cơ thôi thúc mọi người dân Việt Nam hiên ngang đứng lên chống ách áp bức ngoại xâm, quyết hy sinh vì độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, truyền thống văn hóa yêu hòa bình, yêu nước Việt Nam không chỉ là tình yêu thương đùm bọc giữa con người trong làng – nước mà còn là nghĩa vụ với cộng đồng xã hội đã được thiết lập, để phát triển thành chủ nghĩa nước Việt Nam- dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam, xuyên suốt lịch sử dân tộc. 

Truyền thống văn hóa, khát vọng hòa bình là giá trị phổ biến của các quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, giá trị này đã kết thành truyền thống văn hóa, là đạo lý sống, là nhân tố quan trọng trong bảng giá trị tinh thần của Việt Nam. Vì vậy, để tiến trình bảo vệ và phát triển đất nước phụ thuộc khá nhiều vào sự đánh giá đúng vai trò to lớn của nhân tố văn hóa hòa bình, để từ đó bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của nó trong việc hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc. Các bậc tiền bối đã có những thành công nhất định trong việc phát huy truyền thống văn hóa, tinh thần hòa hiếu, khoan dung Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống văn hóa, hòa bình Việt Nam lên tầm cao mới – nền văn hóa hòa bình, biến nó thành nhân tố quan trọng cho thắng lợi của hai cuộc kháng chiến. Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền văn hóa hòa bình.

Phẩm chất nhà văn hóa Hồ Chí Minh thể hiện ở nhiều phương diện: từ cách tiếp cận văn hóa, sáng tạo, bảo vệ và phát triển văn hóa. Nét đặc sắc nhất trong đó chính là nền văn hóa mang nội dung cách mạng vì mục đích hòa bình. Trọn cuộc đời Hồ Chí Minh vừa đấu tranh để giải phóng áp bức dân tộc, vừa xây dựng và phát triển nền văn hóa mới; coi văn hóa vừa là phương tiện giải phóng con người, vừa như mục tiêu của sự nghiệp giải phóng nhân loại. Hồ Chí Minh sớm thấy vai trò to lớn của văn hóa đối với công cuộc giành lại và chấn hưng nền độc lập dân tộc. Người cho rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, và chỉ rõ: “ sự ngu dốt là một trong những chỗ dựa chủ yếu cho chế độ tư bản chủ nghĩa”. Ở Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc luôn song hành với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam không tách rời công cuộc xây dựng nền văn hóa mới. Vì vậy, khi nói Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt nam- người kiến tạo thành công sự nghiệp giải phóng thuộc địa, cũng đồng thời nói đến tư cahcs nhà văn hóa lớn, vì rằng sự nghiệp giải phóng thuộc địa gắn liền với công cuộc giải phóng con người khỏi ách áp bức giai cấp, khỏi bất công, đói nghèo, lạc hậu, tha hóa. 

Năm 1919, khi còn đang hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến các đại biểu cường quốc đồng minh dự Hội nghị Véc Xây. Tin tưởng vào lời hứa ấu mà Nguyễn Ái Quốc đã nêu 8 yêu sách với họ bằng những lời lẽ ôn hòa với cách cư xử văn hóa thân thiện, hòa bình. Ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cùng với Đảng ta, Hồ Chí Minh đã ra sức bảo vệ đất nước trong độc lập, hòa bình và dày công xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. 

Quan điểm văn hóa hòa bình của Hồ Chí Minh thể hiện trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (tháng 10/ 1945) trong đó Người đã tỏ lòng kính trọng đối với dân tộc Pháp và nền văn hóa Pháp, nhất là các giá trị tư tưởng của cuộc Đại cách mạng pháp 1789, đồng thời chỉ ra điểm tương đồng giữa hai dân tộc Việt – Pháp là khát vọng độc lập, tự do. Đây cũng là tinh thần nhất quán được Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc lại trong các cuộc gặp gỡ, đối thoại và trao đổi thư điện với các chính khách, tướng lĩnh thực dân và trên các diễn đàn báo chí trong và ngoài nước. Những nỗ lực của Hồ Chí Minh nhằm thực thi đối thoại, chủ trương giải quyết hòa bình những mâu thuẫn và khác biệt trong quan hệ Việt – Pháp, được thể hiện tập trung nhất là quyết định ký với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946. Hồ Chí Minh trong sự bộn bề của những công việc cấp bách vẫn chú trọng xây dựng một nền văn hóa mới, có nội dung cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Tại lễ khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24-11- 1946, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham những, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ độc lập”. 

Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện trong việc hoạch định đường lối kháng chiến chống thực dân, phong kiến. Tư tưởng đó được khẳng định trong lời kêu gọi Liên Hợp quốc “ Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình”. Và trong lời phỏng vấn nhà báo Mỹ: Việt Nam muốn: “ làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Đó chính là đường lối ngoài giao văn minh, hòa bình, tiến bộ. Đó là sự biểu hiện sinh động của văn hóa hòa bình. Chính những quan điểm về văn hóa hòa bình cùng với hoạt động chỉ đạo kháng chiến không mệt mỏi của Hồ Chí Minh trong 9 năm kháng chiến đã góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ, mang lại hoa bình cho Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu mốc mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Đó là chiến thắng của tư tưởng Hồ Chí Minh trên thực tế, trong đó có vai trò của tư tưởng văn hóa hòa bình.

Đề cuối những năm 60 (thế kỷ XX), đế quốc Mỹ liều lĩnh mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, tuyên bố: “ đưa bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”!. Trong đụng đầu lịch sử này, nếu Mỹ đã bộc lộ bản chất hiếu chiến, phản văn hóa thì đối với nhân dân Việt Nam, đó là cuộc chiến đấu bắt buộc, nhằm bảo vệ nền độc lập, tự do, vì hòa bình cho đất nước. Đó là cuộc đấu tranh để bảo vệ một quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, để giữ gìn một đất nước hòa bình. Dĩ nhiên, phải là nền hòa bình thực sự, gắn với độc lập và thống nhất Việt Nam, chứ không phải là hòa bình “bánh vẽ” như bộ máy tuyên truyền Mỹ vẫn rêu rao. Hồ Chí Minh đã bác bỏ những tuyên bố hòa bình giả hiệu và kiên quyết lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến vì hòa bình, độc lập, thống nhất thực sự của nhân dân Việt Nam. Người chỉ rõ bản chất dối trá của Mỹ và con đường “ xuống thang” chiến tranh, chấp nhận rút quân khỏi chiến trường Việt Nam: “ Chúng tôi muốn hòa bình nhưng đồng thời phải có độc lập. Chúng tôi không muốn làm nhục Mỹ nếu Mỹ cũng trọng danh dự chính đáng của họ. Nếu Mỹ tôn trọng ý nguyện của nhân dân Việt Nam, nếu Mỹ tôn trọng ý nguyện của nhân dân Việt nam, nếu Mỹ thi hành đúng Hiệp định Giơnevơ thì chúng ta sẽ có hòa bình”. Xuất phát từ thiện chí hòa bình mà trong suốt tiến trình kháng chiến chống Mỹ, kể cả những lúc kẻ thù ồ ạt dội bom xuống thành phố, làng mạc ở miền Bắc, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất, Hồ Chí Minh luôn luôn để ngỏ con đường thương lượng sớm đi đến vãn hồi hòa bình.

Trước lúc đi xa, tiên đoán Mỹ thua là điều chắc chắn, nhưng Hồ Chí Minh vẫn nêu giải pháp cho cuộc chiến một cách hòa bình, đó là: “ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Và đây cũng là phương châm chiến lược để quân và dân ta kết thúc một cách hòa bình và văn hóa đối với cuộc chiến tranh tàn ác, phi văn hóa do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Đó cũng là biểu hiện sinh động của quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa hòa bình. Trên cơ sở tiếp thu truyền thống văn hóa hòa hiếu, khát vọng hòa bình Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng một nền văn hóa hòa bình, mang lại cho Việt Nam một nền hòa bình hiện hữu với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Phải chăng đây là cơ sở quan trọng để Hội Nghị các quốc gia hòa bình thế giới họp tại Mỹ tháng 11 năm 2009 đã tôn vinh Việt Nam là một trong những quốc gia hòa bình nhất thế giới. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét