Ngự Bình
Trên trang mạng xã hội gần đây, nhà hoạt động “dân chủ”, “tự do”, kẻ vỗ ngực tự xưng “yêu nước” luật sư Nguyễn Văn Đài đã tự mình làm nhục mình với những hành động còn thua cả trẻ con, có lẽ sau lần này thì Đài nhà ta khôn ra một tí khi làm “hàng nhái, hàng giả”.
Sự việc là như thế này! Bác Đài nhà ta “rảnh rỗi sinh nông nổi” nên bày trò ra để cố tình làm xấu đi hình ảnh nền giáo dục nước nhà với việc cho đăng hình chụp một “mẩu giấy” cho rằng đây là đề thi chọn học sinh giỏi của một truờng phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Đài nói đây là đề thi chọn học sinh giỏi của trường THCS Lê Lợi, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chỉ nhìn sơ qua chúng ta cũng có thể nhận thấy những điều vô lí trong mẩu giấy mà Đài cho rằng là đề thi học sinh giỏi.
Thứ nhất, về cấu trúc của một đề thi nói chung và một đề thi học sinh giỏi nói riêng (ở đây là cấp trường) đều phải được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Ở “đề thi” này thi có một sự phi lí đó là theo quy định các câu hỏi trong đề thi phải xoay quanh nội dung kiến thức mà học sinh được học trong chương trình giảng dạy và học tập, ngoài ra còn có các câu hỏi vận dụng kiến thức xã hội theo dạng câu hỏi mở, tuy nhiên các câu hỏi này cũng phải bám sát theo nội dung chương trình và trình độ của học sinh từng cấp học. Mẫu giấy của Nguyễn Văn Đài với chỉ hai câu vỏn vẹn, tất cả đều không có câu hỏi nào về các kiến thức trong sách giáo khoa mà học sinh được học cũng như toàn là câu hỏi “mở hoàn toàn” như vậy thì học sinh lấy đâu ra kiến thức để thi thố, các em học sinh lớp 9 có lẽ phải hỏi nhà Đài phải chăng Đài chưa từng đọc một trang sách Ngữ văn lớp 9 và cũng chưa từng thấy đề thi học sinh giỏi bao giờ?
Xin bàn thêm về các câu hỏi, câu 1 thật buồn cười khi không biết “ông giáo, bà giáo” nào lại ra đề mà chỉ cho học sinh làm văn chỉ trong “một trang giấy thi” trong khi môn Ngữ văn là môn xã hội, viết dài hay ngắn còn do kĩ năng, trình độ kiến thức của từng học sinh không có một Hội đồng thi nào mà dám ngăn cản dòng cảm xúc của học sinh mình khi họ đang kiếm tìm “học sinh giỏi” môn Ngữ văn. Ở câu “học sinh giàu vượt khó” ấy Nguyễn Văn Đài đã cố ý tạo ra, viết sai để dựng chuyện, một cụm từ “học sinh nghèo vượt khó” đã trở thành một phong trào lớn của ngành giáo dục, nó thân quen đến nổi không cần nhắc người ta vẫn nhớ, không cần nhìn người ta cũng có thể viết ra. Câu 2 mới đáng để “cười bể bụng” khi ai đó lại hỏi học trò “Niềm vui và nỗi khổ của việc học môn ngữ văn” chả có ai ngớ ngẩn mà hỏi như thế cả, câu hỏi này là “câu hỏi mở” nhưng mở quá lố bịch theo phong cách của “nhà sư phạm” Nguyễn Văn Đài.
Thứ hai, về hình thức trình bày trong “đề thi” này, cũng đủ biết trình độ của “người ra đề” như thế nào. Đề thi học sinh giỏi của một trường trung học cơ sở thì bên trái trang giấy đề thi phải có tên của cơ quan, đơn vị chủ quản và ra đề thi, ở trường hợp này phải là “Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 3” và bên dưới là “Trường Trung học cơ sở Lê Lợi” nhưng ở “ đề thi” lạ kì này lại không có.
Đề thi phải được in ở giấy khổ A4, dù đề thi có ít câu hỏi đi chăng nữa nhưng cái “đề thi” này chỉ là một “mẩu giấy” e chỉ khoảng 1/3 tờ giấy A4 mà thôi, nhìn thì chả khác tờ giấy loại đi. Có lẽ “người ra đề” đang “thực hành tiết kiệm” chăng?
Thứ ba, mới bắt đầu tháng 8, nhiều trường phổ thông còn đang cho học sinh nghỉ hè hoặc chỉ mới bắt đầu tựu trường ấy thế mà trường Lê Lợi đã tổ chức được cả kì thi học sinh giỏi cấp trường rồi. Thời gian đầu năm học chủ yếu nhà trường cho các em học sinh làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học để đánh giá trình độ của học sinh như thế nào chứ chưa tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi. Nên “mẩu đề thi” trên bác Đài đưa ra quá sớm, “quá nhanh quá nguy hiểm”.
Nguyễn Văn Đài đang dự định bịa ra cái “đề thi chọn học sinh giỏi” lố bịch ấy với mục đích làm cho dư luận hiểu sai về nền giáo dục của ta, tạo ra tâm lý cho phụ huynh, học sinh và cả xã hội cho rằng giáo dục nước nhà yếu kém, không thể giáo dục thế hệ trẻ thành người tài giỏi, người chủ của tương lại đất nước. Từ đó, có sự so sánh không cân bằng giữa nền giáo dục Việt Nam với nước ngoài. Những trò lố lăng, bịa chuyện của Nguyễn Văn Đài thật ấu trĩ, ngu ngốc. Nguyễn Văn Đài và những kẻ “yêu nước thương nòi” theo kiểu lập dị như hắn cũng cùng một ruột ngu đần và lố lăng để rồi chả ai tin vào những gì chúng nói, chúng là nỗi xấu hổ của nền giáo dục Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét