Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

TUYÊN TRUYỀN PHẢN ĐỘNG

An Bình 

Đã là người Việt Nam không ai không biết đến câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Ông cha ta muốn dăn dạy con cháu cần phải suy nghĩ trước khi nói, lời nói phải đúng đắn, nếu sai lệch gây hại cho người nghe – tức là đã làm điều xấu thì sẽ phải chịu hậu quả không tốt cho chính bản thân mình. Nhưng đâu phải ai cũng có tâm ngôn tốt cụ thể như bọn việt gian bán nước. 

Ngày 5/8/2014 trên facebook của Việt Tân đăng bài “tác hại của tuyên truyền”. Chúng đưa ra đủ thứ lý lẽ nhảm nhí nhằm mục đích chống phá, xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc những giá trị tốt đẹp của người Việt Nam. Chúng nói cộng sản đã tuyên truyền sai sự thật. Nào là: 3 tàu hải quân Việt Nam đụng độ với tàu khu trục Maddox của Mĩ (2/8/1964) không thắng lợi như đã tuyên truyền, về tên của người đốt kho xăng không phải Lê Văn Tám, vì tuyên truyền mà người dân miền Bắc hiểu xấu về chế độ Mĩ Ngụy ở miền Nam, vì tuyên truyền mà đến nay người dân Việt Nam vẫn tin rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới do UNESCO công nhận.Tất nhiên là chúng đưa ra những luận điệu tuyền truyền dối trá để ngụy biện. Nhưng những lý do đó chẳng có giá trị thuyết phục đến một xu. Bởi lẽ sự thật vẫn mãi là sự thật: 

- Cách đây 50 năm, ngày 31/7/1964, tàu khu trục USS Maddox mang số hiệu 731 thuộc biên đội xung kích 7, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam.Thực hiện nhiệm vụ do Bộ Tư lệnh Hải quân giao, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 135, trực tiếp là phân đội chiến đấu gồm 3 tàu phóng lôi mang số hiệu: 333; 336; 339 của Hải quân nhân dân Việt Nam được trang bị súng máy 14,5mm và ngư lôi, sẵn sàng xuất kích đánh đuổi tàu địch. 

Ngày 2/8/1964, Tàu địch dùng pháo 127mm bắn vào đội tàu của ta, khi tàu ta tiếp cận gần hơn thì chúng dùng súng 40mm và 20mm bắn dữ dội nhằm ngăn chặn không cho tàu ta tiến đến gần để phóng ngư lôi. Trận đánh trên biển diễn ra rất quyết liệt. Để hỗ trợ, phá vây cho tàu USS Maddox, Hải quân Mỹ đã điều 4 máy bay F-8U, từ tàu sân bay USS Ticonderoga đến ném bom, bắn phá ác liệt vào các tàu của ta. Mặc dù thua kém địch về trang bị, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên phân đội 3 tàu phóng lôi của ta đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 1 máy bay F-8U của Hải quân Mỹ, đánh bị thương tàu Maddox, buộc tàu địch phải hoảng sợ, tháo chạy khỏi vùng lãnh hải của ta. 

- Về anh hùng Lê Văn Tám một biểu tượng đẹp của tinh thần yêu nước. Với tư liệu Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975) của Nxb thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994 thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17 tháng 10 năm 1945 và ngày 1 tháng 1 năm 1946. Trong trận đầu, thiếu niên Lê Văn Tám, dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Châu, Tám được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17 tháng 10, Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, Tám tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt. 

- Về sự tàn ác của chế độ Mỹ Ngụy: Sự độc ác và tàn bạo của chế độ Mỹ Ngụy thì người Việt Nam không ai không biết đến. Dưới sự cai trị tàn bạo đó, người dân Việt Nam đã mất đi quyền sống của con người. Một kẻ đi xâm lược nước khác, cướp đi mọi thứ của người dân bằng súng, lưỡi lê, bom mìn, thì thử hỏi chân lý thuộc về kẻ đi xâm lược hay thuộc về những người dân vô tội. Một ví dụ nhỏ nhoi về chính sách cai trị tàn bạo của chính quyền ngụy quyền đó là luật tháng 10/1959: Chúng lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam. Tính đến hết năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá.... Trước sự dày xéo của bọn ác thú, cướp nước và bán nước đối với đồng bào miền Nam ruột thịt thì mỗi người dân Việt Nam chân chính không ai không đau xót và quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Và theo quy luật, cái ác đã phải lùi bước trước cái thiện và chính nghĩa. 

- Về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận danh nhân văn hoá thế giới năm 1987 không chỉ người Việt Nam biết đến mà cả thế giới biết đến việt tân à. Xem ra sự am hiểu về thông tin và tình hình thế giới còn hạn hẹp lắm. Trong Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24 tại Paris (20/10 - 20/11/1987), UNESCO đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa" . Phát biểu tại hội thảo quốc tế ở Hà Nội tháng 3/1990, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng. Năm 2010, văn bản gốc bằng tiếng Pháp của Nghị quyết đã được Tổng Giám đốc UNESCO trao tặng choBảo tàng Hồ Chí    Minh để trưng bày. 

Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa

“Dân Ta Phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, mặc dù không phải là người Việt Nam, nhưng với kẻ đã không biết mà còn lắm lời thì cần phải dạy bảo cho tốt. Chính sự xuyên tạc những giá trị lịch sử quý báu, niềm tự hào của người dân Việt nên hiệu quả tuyên truyền của chúng lại phản tác dụng. Chúng nói tác hại của tuyên tuyền nhưng chính chúng cũng đang chịu hậu quả hành động tuyên truyền chống phá: đó là lòng căm thù của nhân dân Việt Nam đối với những kẻ phản quốc ôm chân đế quốc vì lợi ích. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét