Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

ĐÒI TỰ DO BÁO CHÍ HAY ĐÒI “TỰ DO QUÁ TRỚN”

Lytangfang

Có câu: “Tự do của mình là sự hạn chế tự do của người khác”. Cho nên dù muốn hay không sự tự do của bạn bao giờ cũng giới hạn bởi sự tự do của người khác. Vậy tự do chỉ là tương đối và cần có chuẩn mực của nó. Nói như vậy thì Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh tác giả của bài viết “Chấm dứt báo chí công cụ để có tự do báo chí” trên Bloge…và Jonathan London tác giả bài viết “Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam” trên Bloge Đàn Chim Việt - http://www.danchimviet.info/archives/89874/vai-suy-nghi-ve-bao-chi-viet-nam/2014/08, cần phải xem lại nhận thức của mình về thế nào là tự do báo chí, tự do đến giới hạn nào? Có lẽ đến chính tác giả bài viết đó còn không hiểu về những vấn đề cơ bản của tự do báo chí thì làm sao mà thuyết phục được độc giả? Nếu Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh và Jonathan London mà còn không biết thì tôi có nghĩa vụ phải truyền giảng để bù đắp những vấn đề còn hạn chế, còn thiếu sót, còn yếu kém, thậm chí có nhiều vấn đề còn suy nghĩ lệch lạc, mơ hồ về lĩnh vực báo chí ở Việt Nam và những vấn đề, những quan niệm xung quanh nó.

Trước hết, phải khẳng định Việt Nam là một đất nước có nền báo chí đa dạng hóa, phong phú hóa. Trên lĩnh vực báo chí ở nước ta có rất nhiều loại hình có báo mạng – báo điện tử, báo giấy - báo viết, báo nói – báo truyền thanh, báo truyền hình hay có một công thức chung cho báo chí: báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận. Hiện nay, chỉ tính đến tháng 6/ 2013 cả nước có 815 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh và truyền hình, 75 báo, tạp chí điện tử và 1.110 trang thông tin điện tử, 382 mạng xã hội trực tuyến. Đặc biệt, 100% các bộ, tỉnh đã có cổng thông tin điện tử. Như vậy, nếu nói ở Việt Nam không có tự do báo chí, hay tự do báo chí ở Việt Nam còn thấp thì thật là không hiểu gì về lĩnh vực báo chí tại Việt Nam. Bởi Việt Nam đã có Luật Báo chí, đã có hàng nghìn các Thông tư, Chỉ thị, Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành và thực hiện các quyền của báo chí. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra hang loạt các chính sách để tạo điều kiện cho hoạt động báo chí phát triển, cũng như bảo vệ các quyền của báo chí. Vậy thì căn cứ nào để những người như tôi đã nêu lại có dụng ý xuyên tạc hay ngộ nhận là Việt Nam không có tự do báo chí?

Như ta đã biết, báo chí được mệnh danh là quyền lực thứ tư, sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có khả năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như định hướng dư luận và là cơ quan ngôn luận, cơ quan tuyên truyền của hệ thống chính trị. Sức mạnh của báo chí rất to lớn có thể cứu sống được nghìn người thông qua báo chí, nhưng ngược lại điều đó, nghề báo cũng còn nhiều bất cập và tiêu cực vẫn còn những nhà báo (người làm báo) trước khi đặt bút viết lên một bài báo họ chưa nghĩ về kết cục sau khi bài báo đã được đăng hay phát hành rộng rãi trên khắp cả nước. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây không còn là vấn đề của nhà cầm quyền, hay của cơ quan quản lý chức năng nữa mà là vấn đề của người muốn tạo ra vấn đề “tự do báo chí quá trớn”.

Thử hỏi trên khắp thế giới, ở tất cả các quốc gia, có quốc gia nào mà báo chí không phục vụ, không phải là cơ quan tuyên truyền, cơ quan ngôn luận của hệ thống chính trị không? Xin thưa, là không có chuyện đó đâu. Cho dù đó là một tờ báo lá cải, hay lá khoai lang thì việc đầu tiên nó phải có lý do để ra đời, vậy nó ra đời vì mục đích gì? Là vì lợi ích của một tổ chức, vì quyền lợi của một lĩnh vực nào đó, chưa nói đến vấn đề của một nhà nước.

Ở Việt Nam có Hiến pháp và pháp luật quy định, mọi người dân, mọi tổ chức dù là người Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch nếu sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật của Việt Nam. Cho nên, trên lĩnh vực báo chí cũng vậy, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí đều phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Vì vậy, việc Nhà nước Việt Nam quản lý, kiểm soát trên lĩnh vực báo chí trên cơ sở tuân theo Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí cũng là điều đúng đắn. Về việc kiểm tra, đánh giá và cấp thẻ nhà báo là hoàn toàn tuan theo pháp luật, chứ không phải tước đoạt quyền tự do báo chí của công dân. Còn nhận định của Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh “Như vậy những người tự hào mình là nhà báo vì có thể là những người đang trực tiếp góp tay vào việc xâm hại tới 99% quyền tự do báo chí của công dân, tức là những người hãnh diện mình là nhà báo có thể đã gián tiếp cộng tác với một hoạt động vi hiến của hệ thống cầm quyền hiện nay”, là hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ. Tôi khẳng định rằng, nếu mà đứng trước công luận thì 17 ngàn nhà báo Việt Nam sẽ đá văng những kẻ trên ra khỏi vũ đài báo chí và ra khỏi đất nước Việt Nam. Sao lại như vậy, thật dễ hiểu, các phần tử này chỉ vì mưu đồ phục vụ cho lợi ích cá nhân của chúng và một nhóm đối tượng đáng phỉ báng ngàn đời bởi tội phản bội, chống phá nhà nước, làm hại nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét