Kem Ốc
Phan Châu Thành (Dân làm báo) |
Đọc bài “Tôi và cộng sản” của Phan Châu Thành trên Danlambao, điều đầu tiên là Kem Ốc xin được vô cùng chia sẻ với tâm tư, tình cảm, tâm trạng, cảm xúc mà Phan Châu Thành đã, đang và sẽ trải qua. Một con người sống gần hết cuộc đời, chạm cái mốc U60 rồi mới nhận ra được chân lý “ánh sáng đời tôi”, mới thực sự “giác ngộ” thì quả thật là “đắng lòng”.
Kem Ốc hình dung rằng Phan Châu Thành đã được sinh ra trong gia đình “cộng sản nòi”, có điều kiện, sẽ sớm phát huy tố chất của mình, phát huy truyền thống gia đình, góp phần xây dựng quê hương đất nước, đáng lẽ Phan Châu Thành sẽ tiếp tục theo cái nòi cộng sản ấy. Nhưng đáng tiếc là Không, Y đã từ chối, Y không muốn trở thành một người cộng sản chân chính mà lại trở thành một người viết bài cho tự do, dân chủ, lên tiếng đòi không cộng sản cho đất nước Việt Nam. Đến đây thì tôi đã phần nào thấu hiểu được cái quá trình tự đấu tranh, “tự thoái hóa”, vật lộn, nghiệt ngã, thậm chí là “cơn đau rã rời” mà Phan Châu Thành đã trải qua khi không theo truyền thống cha ông, theo cái nòi cộng sản mà lầm đường lạc lối, sa cơ lỡ bước như thế này.
Mặc cho Y đã rất nhẹ nhàng, dùng từ khéo léo rằng cả ông nội, ông ngoại hay cha mẹ Y đều bị “cộng sản” lừa. Qua cái giọng tự sự tưởng rằng vô hại của Y cuối cùng cũng bộc lộ là với mong muốn tiêu diệt “cộng sản”, không “cộng sản” trên đất nước Việt Nam… Đến đây Kem Ốc tự hỏi theo suy nghĩ của Phan Châu Thành thì “cộng sản” ở đây là gì mà có sức mạnh ma lực ghê gớm đến vậy.
Các bạn thử nghĩ xem, rằng có phải Phan Châu Thành (PCT) sinh ra đã có số sướng với lí lịch đỏ, là hạt giống đỏ, gia đình có điều kiện để được ăn học đàng hoàng, được hưởng thụ chứ không giống như phần lớn thanh niên, học sinh lúc bấy giờ, phần vì điều kiện, hoàn cảnh không cho phép, phần vì lòng yêu nước mà hi sinh cả những cái riêng tư cá nhân nhất để cống hiến, để hi sinh như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc…phải chăng Y “sướng quá hóa rồ”. Được sống cuộc sống thoải mái, sung sướng, được sang trời Âu học tập là mơ ước của bao người, vậy mà tiếc thay, phí hoài thay cho nhân dân ta, đất nước ta và cả thiên đường đỏ Đông Âu lúc bấy giờ đã phí công vô ích đào tạo, bồi dưỡng một con người vô ơn bạc nghĩa như PCT. Và điều mà Kem Ốc thấy nực cười là với con người như PCT, Y đâu biết được giá trị thực sự của sự vất vả, bươn chải kiếm sống, giá trị thực của độc lập, tự do, hòa bình và phát triển. đâu biết được nhân dân Việt Nam đã trải qua bao khó khăn, thử thách, qua mưa bom bão đạn, hi sinh mồ hôi, nước mắt, và cả “máu trộn bùn non” nhưng “gan không núng, chí không mòn” chỉ để quyết tâm giành độc lập cho đất nước, tụ do cho dân tộc và hạnh phúc cho từng người dân mà Y dám mạnh dạn đoạn tuyệt hoàn toàn với cộng sản trên mọi lĩnh vực và tham gia chống cộng sản vì một xã hội Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.
Có lý gì, khi Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc lại là cái thứ xấu xa mà PCT lên tiếng phê phán rồi cho rằng chúng ta cần đoạn tuyệt, cần cắt đứt.
Trái ngược với hình ảnh của PCT, Kem Ốc lại rất suy nghĩ về hình ảnh của một ông cụ 97 tuổi đời mà đến 67 tuổi đảng. Một người hi sinh, cống hiến cả tuổi trẻ cho Đảng và nay khi đến “thất thập cổ lai hy” cũng vẫn luôn căn dặn con cháu phải phấn đấu sớm trở thành đảng viên, phải biết ơn Đảng này, đất nước này khi ta được sinh ra, lớn lên là người Việt Nam thì phải yêu nước, nhớ nguồn, biết trân trọng những gì đang có, đừng để những thứ tệ hại của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, đừng để đồng tiền vô tình, vô thức phù dọa, chèn ép và bắt buộc ta phải nghe theo nó. Lời cuối nhắn nhủ với Phan Châu Thành rằng: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét