William Trần
Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và người cha già của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời của Người chỉ sống để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng với mục đích duy nhất là đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hành phúc cho tất cả quần chúng nhân dân. Người đã một mình bôn ba khắp năm châu, bốn biển; trải qua không biết bao nhiêu gian nan, khó khăn, thử thách để đến với con đường cứu nước; Người đã không chỉ chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng mà còn góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các quốc gia trên thế giới.
Hình ảnh xuyên tạc của bài viết (Ảnh: Internet) |
Vậy mà… không biết từ đâu ra, có thông tin trên những trang Blog rằng: Báo Anh coi “Hồ Chí Minh là một trong những trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20”, với những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt sự thật một cách ngu xuẩn, ngớ ngẩn về Người. Chúng to mồm khẳng định “ông Hồ Chí Minh vừa có tên trong danh sách những kẻ diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20, theo bình chọn của Daily Mail - tờ báo có lượng phát hành hàng đầu nước Anh”. Làm sao một tờ báo có thời lượng phát hành hàng đầu nước Anh lại có thể khẳng định và cho xuất bản một bài báo với những điều bịa đặt, xuyên tạc động trời như thế được? Đó là điều không thể, khi mà quan hệ của Việt Nam - Anh đang trên đà phát triển tốt đẹp với trên 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hình ảnh xuyên tạc của bài viết (Ảnh: Internet) |
Một con người đã phải luôn ngày đêm khao tâm, khổ tứ, không ăn, không ngủ, trằn trọc vì nước vì dân; không màng đến hạnh phúc riêng của cá nhân mà chỉ đau đáu vì hạnh phúc của hàng triệu người con nước Việt. Vậy mà, chúng lại dám liệt kê Người vào danh sách với những tội đồ của nhân loại như Pol Pot, Hitler… Đúng là hết chỗ nói…
Với những cống hiến đó của mình, sử sách dân tộc Việt luôn dùng những mỹ từ như: “vị cha già dân tộc'”, “lãnh tụ kính yêu” hay “anh hùng kiệt xuất”… là hoàn toàn đúng đắn. Mà xin thưa rằng, những mỹ từ đó không chỉ người dân Việt Nam, mà người dân trên khắp quả địa cầu này đều dùng để nói về Người. Ghi nhận những công lao to lớn của Người, khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 - 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, vào năm 1990. Thế mà, chúng lại tung tin cho rằng “hệ thống truyền thông CS còn bịa đặt thông tin nói rằng Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới”. Điều này càng thể hiện rõ hơn nhận thức kém cỏi, kiến thức què quặt của người viết. Chúng tôi, những người con Nước Việt không bao giờ tự tiện bịa đặt ra những điều không có. Cũng qua đây, tôi xin giới thiệu toàn văn bản dịch của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho người viết “mục sở thị nhé”. Đây là văn kiện quan trọng của một tổ chức quốc tế lớn thuộc Liên hợp quốc, ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; là niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam và của cả bầu bạn quốc tế.
“18.65. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại hội đồng,
Nhận thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới,
Nhắc lại Nghị quyết số 18 C/4.351 thông qua tại khóa 18 Đại hội đồng UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại,
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam,
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
1- Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người;
2- Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam”.
Ảnh chụp mặt trước và sau của tấm huy chương mà tổ chức Liên Hiệp Quốc đã vinh danh lãnh tụ Hồ Chí Minh là một "Danh Nhân Văn Hóa" |
Nghị quyết quan trọng này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc…
Trong Nghị quyết này, Đại hội đồng UNESCO cũng khuyến nghị các nước thành viên “cùng tham gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người”, đồng thời đề nghị ông Tổng giám đốc UNESCO “triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam”.
Tấm gương và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã quyết định triển khai chỉ đạo điểm cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đến ngày 07-11-2006, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là chủ trương “ý Đảng hợp lòng dân”
Sau hơn 4 năm thực hiện, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Kết quả triển khai cuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Điều này, thực tiễn trong những năm qua đã chứng minh một cách rõ ràng. Vậy mà, những kẻ không hiểu biết lại lên tiếng bảo: Trong những năm gần đây, CSVN vẫn đang tiếp tục “kêu gào và bắt buộc người dân phải ra sức học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên thực tế, những chiến dịch phong thánh cho Hồ Chí Minh đã nhanh chóng bị phá sản từ đầu.”
Nhận thấy hiệu quả tích cực mà cuộc vận động mang lại, ngày 14 tháng 5 năm 2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số Số: 03-CT/TW về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị được đẩy mạnh, đi vào nền nếp, gắn với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và từng cấp, từng ngành. Ở nhiều địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đã xuất hiện những cách làm mới thiết thực, hiệu quả, nhiều điển hình tiên tiến gắn với các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.
Những thành tựu đạt được trong những năm tiến hành Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã khẳng định sự cần thiết của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong toàn Đảng, toàn dân. Với quyết tâm cao, tôi dám tin chắc rằng, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, để cho những kẻ xuyên tạc, bịa đặt thấy được thế nào là sự thật, thế nào là Hồ Chí Minh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét