Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

NHÂN QUYỀN Ở MỸ - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

William Trần

Tôi xin mở đầu bài viết bằng một trích dẫn nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, ngay từ rất sơm, Mỹ đã sớm nhận ra và tuyên bố những điều hết sức đúng đắn và cần thiết về quyền của con người. Thông điệp đó được các quốc gia trên thế giới tích cực hưởng ứng và cố gắng hướng đến. 
Và rồi cùng kể từ đó, Mỹ luôn tự cho mình là mẫu mực, là tấm gương sáng về nhân quyền để các quốc gia khác trên thế giới phải học tập. Cao hơn, khi Mỹ luôn cho mình cái quyền là đi bảo vệ quyền con người trên thế giới… Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề nhân quyền của Mỹ từ trước tới nay đều có “vấn đề”. 
Nhìn lại lịch sử, người Mỹ luôn có trong mình tư tưởng bành trướng, chính vì vậy, họ đã không ngừng đầu tư về mọi mặt để phát triển quân đội. Do đó, quân đội Hoa Kỳ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và sớm trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, với những vũ khí tối tân, hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của bộ máy Nhà nước, họ đã tiến hành nhiều cuộc chiến, trận đánh ác liệt trong lịch sử. Tuy nhiên, điều mà nhiều người biết đến quân đội Hoa Kỳ không phải là sự mạnh mẽ, uy quyền mà là những tội ác chiến tranh chống lại loài người. Những vụ vi phạm nhân quyền hết sức nghiêm trọng. Đã có nhiều chỉ trích, buộc tội cùng những chứng cứ cụ thể tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh cũng như những vi phạm nhân quyền đối với những nơi có sự hiện diện của họ. 
Để dẫn chứng cho điều đó, trước hết chúng ta nhớ lại trong cuộc chiến tranh với người da đỏ, quân đội Hoa Kỳ đã nhanh chóng chiếm lấy những mảnh đất màu mỡ, đày người da đỏ vào những vùng có điều kiện khó khăn. Nhiều quan điểm cho rằng đây không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một cuộc diệt chủng quy mô lớn. Đúng vậy, theo tác phẩm tựa có đề Tàn sát ở Mỹ của tác giả David Stannard thì cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (ý muốn nhấn mạnh người da trắng Hoa Kỳ mà quân đội của họ là trung tâm) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ bị giết (gấp đôi số người da trắng) - trong đó có nhiều đàn bà và trẻ em. Theo ước tính người da đỏ có vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890. 

Trong chiến tranh thế giới thứ II, đã có những cáo buộc về tội ác của quân đội Hoa Kỳ. Trong trận Okinawa, các nhà sử học Nhật Bản ước tính có trên 11.5 nghìn phụ nữ Nhật bị lính Mỹ cưỡng hiếp trong chiến dịch kéo dài 3 tháng này. Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp. Tội ác đáng kể nhất của Hoa Kỳ là Vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki theo lệnh của Tổng thống Harry Truman. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó, số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. 

Còn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Quân Mỹ đã tiến hành hơn 200 lần thảm sát thường dân, trong đó có vụ Thảm sát No Gun Ri (No Gun Ri Massacre) từng gây chấn động dư luận. Và cũng trong thời gian này quân đội Mỹ đã thả bom Napal, độc ác hơn chúng còn sử dụng vũ khí sinh học bằng cách thả côn trùng gây bệnh cho người và lúa ở vùng quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên kiểm soát. 

Những điều đó đã nói lên những tội ác man rợ mà chính người Mỹ đã gây ra cho loài người, tuy nhiên vẫn chưa hết. Trong chiến tranh xâm lược Philippines tướng Mỹ Jacob Smith đã “lạnh lung” hạ lệnh “Giết tất cả người nào trên 10 tuổi” (Kill everyone over ten). Câu ở dưới tranh biếm họa (1902) là: “Họ là tội phạm chỉ vì họ sinh ra 10 năm trước khi chúng ta lấy Philippines” (Criminals Because They Were Born Ten Years Before We Took the Philippines). 
Riêng đối với chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã chà đạp các “quyền” mà bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ đã vạch ra, kể cả luật pháp quốc tế, thực hiện một cách có hệ thống việc bắt bớ, tra tấn, hãm hiếp, bắn giết dân thường và tù binh, đặc biệt là việc thực hiện những cuộc thảm sát hàng loạt (điển hình là vụ thảm sát 504 thường dân ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm 1968). Ngoài ra quân đội Mỹ còn sử dụng những phương tiện chiến tranh đã bị các công ước quốc tế nghiêm cấm như: bom bi, bom lân tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da cam dioxin... 

Khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, tháng 11/1965, tướng Curtis Lemay chỉ huy lực lượng Không quân chiến lược Mỹ đã trắng trợn tuyên bố “sẽ đẩy lùi miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. 

Không dừng lại ở đó, năm 1999, Mỹ đã dẫn đầu khối NATO ném bom tàn phá Nam Tư, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thường dân. Tính chung, NATO và quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện 35.000 chuyến bay ném bom, huy động gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, ném xuống Nam Tư 79.000 tấn thuốc nổ (trong đó có tổng cộng 37.400 quả bom chùm, loại phương tiện chiến tranh bị các công ước quốc tế ngăn cấm). Tổng số thiệt hại đối với các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải và dân sự của Nam Tư theo các đánh giá của báo chí Việt Nam dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Ước tính có gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), chưa kể gần 12.500 người bị thương 
Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ cũng bị đưa tin là đã gây nhiều tội ác đối với thường dân nước này, nhiều vụ thảm sát thường dân được báo chí đăng tải. Điển hình là vụ ngày 19/11/2005, với 24 người ở Iraq. Hay nhiều vụ giết hại thường dân một cách tàn nhẫn đã bị phanh phui, trong đó có những vụ giết hại thường dân Afghanistan. Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy trong các chiến dịch, quân đội Hoa Kỳ cũng đã giết nhầm dân thường. 

Đặc biệt, gần đây nhất, chính những người thực thi nhiệm vụ bảo vệ con người ở Mỹ lại ra tay cầm súng giết chết con người. Ngày 09/8 một thanh niên da màu 18 tuổi tên là Michael Brown bị bắn chết bởi một cảnh sát da trắng ở ngoại ô thành phố Ferguson (Mỹ); thanh niên này đã bị bắn trúng ít nhất 6 viên đạn. Sự việc này đã dẫy lên làn sóng biểu tình phản đối mạnh mẽ ở thành phố Ferguson. Sau đó 10 ngày (ngày 19-8), tại thành phố St. Louis, 2 cảnh sát địa phương lại tiếp tục nổ súng bắn chết một nam thanh niên da màu trong bối cảnh tình hình bạo động tại thành phố Ferguson ở gần đó chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Ngoài ra, còn rất nhiều vụ việc mà người Mỹ đã vi phạm nguyên tắc “vàng” mà mình đặt ra… 
Như vậy, những danh xưng do Mỹ tự nghĩ ra về nhân quyền, đặc biệt là việc tự trao cho mình cái quyền đi bảo vệ quyền con người trên khắp thế giới chỉ là cái hào quang bong bong. Còn trên thực tế lại trái ngược hoàn toàn, bởi với những gì mà người Mỹ đã và đang làm chỉ cho chúng ta thấy một đất nước hống hách, bất công giữa con người với con người và không có được cái gọi là “bình đẳng, bác ái”, “vì con người”. Và các nhà lãnh đạo Mỹ nên thu lại cái quyền viển vông của mình và đừng bao giờ tự tiện đưa tên một nước vào danh sách “đen” quốc gia cần Đặc biệt quan tâm về vấn đề nhân quyền khi mà bản thân mình chính là quốc gia đừng đầu trong danh sách đó./. 

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Ước mơ "phục quốc"


Đà Điểu 
Hôm 28/8 các trang mạng xã hội của Việt Tân đều đồng loạt đưa tin bài về cái gọi là tưởng niệm các anh hùng đông tiến. Ôi thấy nó thực sự nhảm nhí, nực cười và quá lố bịch. Phải chăng bọn này đang "ngáo đá", đang tự viễn hoặc chính mình.


Trò lố bắt đầu với những mỹ từ ca ngợi tôn chỉ giải phóng tổ quốc và canh tân đất nước của Đảng Việt Tân và đằng sau đó là một loạt những từ ngữ mang tính suy diễn, xuyên tạc lịch sử dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, nước ta hoàn toàn được giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà. Cả đất nước trọn một niềm vui độc lập, tự do để bước vào một chặng đường mới trong lịch sử dân tộc. Chặng đường phục hưng và phát triển đất nước. Vậy mà các "Thánh" lại phán rằng đất nước biến thành địa ngục và rồi sứ mệnh của chúng là giải thoát người Việt Nam ra khỏi kiếp sống lầm than và mở ra vận mệnh mới cho dân tộc. Và rồi, một câu chuyện cổ tích được dựng lên kể về cuộc hành trình của những vị anh hùng từ hải ngoại trở về để phục quốc, phục vụ cách mạng và đã hi sinh khi cách đất mẹ chừng 20 cây số. Vãi thật, chả biết khi nói những lời như vậy, bọn người Việt Tân này có ngượng mồm không nhỉ? Chả biết có căn cứ gì không? Tôi cũng đang định tìm hiểu xem thực hư thế nào. Nhưng chợt nhận ra, có nhất thiết phải quan tâm đến giọng điệu của chúng như vậy cho nặng đầu không? Cứ đọc hết cái tin bài này thì biết ngay, sặc mùi tanh của lũ tuyên truyền phản động, nặng mùi bịa đặt để hướng vào những người nhẹ dạ, những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống để lôi kéo họ.
Thế hệ trẻ chúng ta may mắn sống trong thời kì hoà bình mà không phải chứng kiến nỗi đau của chiến tranh. Nhưng, chúng ta sẽ không bao giờ quên, không được phép quên rằng để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước thì cha chúng ta, ông chúng ta, những người thân của chúng ta đã phải đánh đổi tuổi thanh xuân, đánh đổi máu và nước mắt, thậm trí đánh đổi cả mạng sống của mình. Chả có bố con thằng Việt Tân nào hi sinh dám vì quê hương, đất nước như vậy đâu. Chúng chỉ quay nòng súng bắn lại chính đồng bào mình, phản bội chính Tổ quốc của mình để bảo vệ cho cái chính quyền tay sai. Và rồi khi sức mạnh của cả một dân tộc giành chiến thắng, chúng vội vã tháo chạy, ẩn dật, nương náu ở các thế lực thù địch nước ngoài để ngày đêm "ủ mưu" chống phá cách mạng, nhằm thực hiện ước vọng "phục quốc", để lại được sống trong "nhung lụa" với những đồng Đôla viện trợ như ngày nào! Đừng có mơ, cứ ngồi đấy mà làm " anh hùng bàn phím đi", "ủ mưu" tiếp đi và nghĩ ra nhiều câu chuyện cổ tích hay vào nhé!

LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – CÔNG TRÌNH CỦA “LÒNG DÂN, Ý ĐẢNG”

Cỏ Thơm 

Trong không khí toàn Đảng, toàn Dân ta đang hướng đến Kỷ niệm 45 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 45 năm thực hiện Di chúc của Người thì trên diễn đàn ngu muội của Danlambao lại có bài đăng “Nên xử lý thi hài Hồ Chí Minh thế nào cho phù hợp” của tên Anh Vũ (RFA). 

Chúng mượn lời của hai nhà báo Võ Văn Tạo và Mai Xuân Dung để cho rằng: việc xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là không làm theo Di chúc của Người, không theo nguyện vọng của nhân dân, là tốn kém, lãng phí và không đúng thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. 

Trước hết, chúng nói là lãng phí, tốn kém là hết sức phiến diện, ích kỷ! Điều đó có là gì quá để dành cho “người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta". Những cống hiến của Người đã được UNESCO công nhận: Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hoá lớn của nhân loại. Nghị quyết của UNESCO khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Không có Người liệu chúng còn đất để mà ngồi đó gào thét, hô hào hay không? 

Việc xây Lăng mộ của Người vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một dân tộc từ lâu đời đã có truyền thống thờ phụng ông bà, tổ tiên, xây dựng Lăng mộ để tưởng nhớ những người có công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng đáp ứng với nguyện vọng của mọi người dân Việt Nam được tận mắt trông thấy Người, được thường xuyên đến viếng thăm Người, được thể hiện tấm lòng tôn kính và đời đời biết ơn công lao to lớn của Người đối với dân tộc. Và quyết định này đã được thực tế lịch sử chứng minh là hoàn toàn đúng đắn! Chúng có nhìn thấy không hình ảnh những hàng dài đồng bào ta khắp mọi miền đất nước, từ cụ già đến các cháu thiếu nhi; … bất kể dưới nắng, dưới mưa với một mong muốn được tận mắt trông thấy Người. Và đặc biệt là bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam, đứng trước Lăng của Người đã có cảm nhận: Hiếm có lãnh tụ nào trên thế giới được nhân dân mến mộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh! 

Trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình còn diễn ra các sinh hoạt văn hoá, chính trị. Những lễ báo công, giao ước thi đua, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn... và những năm gần đây, nam nữ thanh niên đã hình thành nên phong tục tập quán mới đó là đặt hoa trước Lăng Bác trong ngày cưới. Đặc biệt, cứ đến 21h hàng ngày, người dân Thủ đô lại háo hức về Lăng Bác để được chứng kiến lễ hạ cờ trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng đến xúc động. Hình ảnh của Tổ quốc với lãnh tụ được hoà quyện vào nhau, càng tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Vậy nếu thực sự là người biết hướng đến nguồn cội, có lòng yêu nước thì chắc hẳn chúng cũng phải biết rung động trước những hình ảnh đẹp như thế?! 
Tất cả những giá trị tinh thần đó của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đủ để chúng ta tự hào mà khắng định rằng: Đây thực sự là Công trình của “Lòng Dân, ý Đảng”./ 

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nghệ ngăn chặn ung thư đại tràng di căn


Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Arizona được công bố trên tạp chí PLOS One cho thấy hoạt tính curcumin trong củ nghệ có thể ngăn chặn tế bào ung thư đại tràng di căn theo một cơ chế mới.

              Chất cucurmin từng được nghiên cứu và được xác nhận có khả năng ngăn ngừa một vài dạng ung thư. Lần này, các nhà khoa học phát hiện hoạt tính này trong củ nghệ có thể ngăn chặn sự phát triển của protein cortactin trong ung thư đại tràng. Vốn là protein chủ yếu trong sự vận động của tế bào nhưng cortactin lại hoạt động thái quá trong bệnh ung thưtạo điều kiện cho tế bào ung thư di căn đến các phần khác của cơ thể. Nhóm nghiên cứu nhận thấy cortactin hoạt động quá đáng song song với quá trình phosphoryl hóa liên quan tới ung thư đại tràng do cortactin mang thành phần gọi là Phospho Tyrosine 421.
              Curcumin trong củ nghệ có thể ngăn ung thư đại tràng di căn Ảnh: Healthveda
Những thí nghiệm trị liệu cho thấy curcumin trong củ nghệ có thể ngắt hoạt động của cortactin bằng cách tương tác với một enzym được gọi là PTPN1. Enzym này giữ vai trò như một phosphataza, loại bỏ nhóm phốt-pho khỏi cortactin trong quá trình được gọi là giải phosphoryl hóa. Nhóm nghiên cứu nhận thấy quá trình này liên quan tới sự giảm thiểu khả năng di căn của ung thư đại tràng.

                                                                                                              Trúc Lâm


Thiên Đình Trong Sân Đình


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 140828

Xã hội học về quyền lực bên Tầu


* Bốn thế hệ "hậu Mao" của bá tánh: Đặng, Giang, Hồ, Tập * 


Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và sau Nghị quyết Ba của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa vào cuối năm ngoái, giới quan sát quốc tế vẫn phân vân về sự chuyển dịch quyền lực trong nội tình nước Tầu.

(Xin một ngặc đơn: Theo đúng phép chính danh của cụ Khổng nhà ta, hay nhà nó, cần ghi vài chữ về cách gọi tên nước Tầu, có đội mũ hay không thì tùy hỉ, Tầu hay Tàu đều đúng cả. Từ xưa rồi, dân ta vẫn gọi nước Trung Hoa hay Trung Quốc là nước Tầu. Gần đây nhất là trong bộ Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim! Mà căn bản về Hán văn hay Nho học thì cụ Trần không thiếu. Cái chữ thông tục về xứ láng giềng này là tầu còn khéo khắc đến quá khứ oai hùng của các thuyền nhân vượt biển tỵ nạn qua nước ta bằng tầu, trở thành khách trú. Bây giờ cái nước Tầu đó lại đòi làm chủ nước ta và muốn đòi thiên hạ gọi họ là quốc gia trung tâm của thế giới. Rồi những kẻ lười biếng hoặc bị nô lệ từ tiềm thức liền dùng chữ "Trung" để nói về Trung Quốc. Thí dụ như khẩu hiệu "Thoát Trung, Hướng Mỹ" mà nhiều người trong nước vừa đề ra sau khi suy nghĩ rất cạn. Họ quên chữ "Hoa" như Hoa kiều, Tân hoa xã, hay "Hoa quân nhập Việt" thời 1945, và gọi Hoa Kỳ là Mỹ. Họ cũng quên luôn chữ Tầu quá thông dụng trong dân ta. Dù mới chỉ là nói thì "Thoát Tầu, Hướng Mỹ" mới là cách nói đúng! Xin đóng ngoặc đơn).

Trở lại nội tình nước Tầu, Nghị quyết ba (Third Plenum) của khóa 18 được công bố từ Tháng 11 2013 - với 60 biện pháp cải cách mà chỉ có 20 biện pháp thuộc về lãnh vực kinh tế. Cho tới nay, việc tiến hành vẫn có vẻ ngập ngừng. Tác giả chính của tài liệu này, cũng là người chấp bút cho báo cáo chính trị trước Đại hội 18 của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sắp về hưu, là tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình.

Sau đó, chưa thấy họ Tập "đào sâu việc cải cách toàn diện" như tiêu đề của Nghị quyết Ba.

Ngược lại, dư luận thấy ông mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng một cách sâu rộng và lên tới cấp đảng viên lãnh đạo, như nguyên Chủ tịch Ủy ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang, các đảng viên cao cấp trong khu vực năng lượng và thậm chí hai tướng lãnh đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị của các khóa 16 và 17. Vì vậy, giới quan sát mới luận giải rằng Tập Cận Bình đang dồn nỗ lực thâu tóm quyền lực tới mức độ chưa từng thấy trong thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân (1990-2002), hay thứ tư là Hồ Cẩm Đào (2002-2012). Có lẽ phải trở ngược lên Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ 1980-1992 thì mới có hiện tượng tập quyền đến như vậy.

Trong khung cảnh ấy, các học giả quốc tế mới bình nghị về những xoay chuyển trong hậu trường chính trị nước Tầu để từ đó suy đoán ra động thái sắp tới của lãnh đạo Bắc Kinh. Bài này xin góp phần bình nghị về thiên đình quyền lực của "thiên triều".

Một cái sân đình rất to.


***


Có một cơ sở luận giải phổ thông mà không sai, là hệ thống quyền lực của nước Tầu cộng sản ngày nay vẫn mang màu sắc Trung Hoa.

Lãnh đạo là Hoàng đế ẩn mặt ở trên, ngày nay được gọi là Đảng, nhận thiên mệnh hiện đại từ "nhân dân". Cầm quyền là một triều đình được Đảng bố trí và chỉ chịu trách nhiệm với Đảng, như với Hoàng đế, chứ không phải là nhân dân hay bá tánh ở dưới. Triều đình ấy có mặt từ trung ương tới mọi địa phương để cai trị một lãnh thổ bát ngát và một dân số cực đông.

Họ cai trị qua các cấp đảng viên.

Nguyên tắc "dân chủ tập trung" có vẻ hiện đại hơn thời phong kiến xa xưa khiến các đảng viên dĩ nhiên là có quyền hơn người dân, nhưng họ không có quyền bằng nhau. Khái niệm "tập trung hàm nghĩa là chỉ có đảng viên thuộc vào thành phần cốt cán mới có thực quyền.

Trên cùng là loại 'cán bộ cao cấp', các đảng viên có tiềm năng lãnh đạo.

Nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức đảng trong lịch sử từ đầu nguồn là năm 1921 cho tới gần đây có chỉ ra một sự phân bố khá phổ biến. Trong mấy chục triệu đảng viên, chỉ có hơn một phần trăm (1,1%) là thuộc loại đảng viên cốt cán, gọi là 'cán bộ'; tuyệt đại đa số tới hơn 90% của lớp cán bộ là người cầm quyền tại các cấp địa phương từ tỉnh trở xuống, chỉ có chưa đầy 0,1% là cầm quyền tại trung ương.

Trong thành phần cán bộ trung ương, có khoảng 0,7% là thành phần "cán bộ cao cấp', gaoli ganbu) phục vụ trong các ban ngành của đảng, các phủ bộ của  nhà nước, và chừng một phần ba của số này ngồi tại Bắc Kinh.

Suy ra từ số đảng viên là gần 87 triệu đảng viên tính đến Tháng Sáu năm nay, hệ thống "dân chủ tập trung" hay quyền lực tập trung cho phép ta tính nhẩm như sau: Chừng 1,1% (của 87 triệu đảng viên) tức là khoảng 950 ngàn là loại đảng viên cốt cán, trong số này gần 900 ngàn là cán bộ cấp tỉnh và các địa phương ở dưới. Số cán bộ của trung ương chỉ có chừng 50 ngàn, và trong thành phần này, số 'cán bộ cao cấp' trong các ban bộ chỉ có chừng nga ngàn năm trăm người, gồm có một ngàn ở tại Bắc Kinh.

Nếu đọc lại, ta thấy ra một sự lạ: lãnh đạo một xứ có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích 10 triệu cây số vuông là thẩm quyền của mấy ngàn người, dân số của một xã ấp.

Đã thế, trong số này, chỉ có 350 người là Trung ương Ủy viên. Họ chịu trách nhiệm trước 25 Ủy viên Bộ Chính trị và trên cùng là bảy đảng viên cấp lãnh đạo trong Thường vụ Bộ Chính trị. Chúng ta hiếm thấy mức độ tập trung quyền lực như vậy trong một quốc gia rộng lớn - nên cũng hiểu ra nhiều vấn đề của nước Tầu.


***


Những người ngồi trên thiên đình ngất ngưởng đó làm việc với nhau như thế nào? Chữ "làm việc" này cần được hiểu theo nghĩa cực rộng là tác động hay vận dụng, vì bao gồm việc ra chỉ thị, báo cáo, phê phán, thuyết phục, hăm dọa hay thậm chí mua chuộc bằng quyền và lợi.

Từ bên ngoài, giới quan sát thường xếp các đảng viên cán bộ cao cấp theo từng phe nhóm hay vây cánh.

Thí dụ như "cánh Thượng Hải" của Giang Trạch Dân, "Đoàn phái" của Hồ Cẩm Đào, "Thái tử đảng" của Tập Cận Bình, hay "nhóm Thanh Hoa" của giới chuyên gia trí thức tốt nghiệp trường đại học ưu tú tại Bắc Kinh, hoặc "tập đoàn dầu khí" của Chu Vĩnh Khang, v.v....

Cái sai lớn trong cách xếp loại ấy là chữ "của" vì thật ra quan hệ hay sự tác động giữa các đảng viên cán bộ cao cấp không thuộc vào một người hay một nhóm.

Quả thật Tập Cận Bình là con cháu đại công thần nên nằm trong thành phần "Thái tử đảng", mà cũng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa lại đã phục vụ trong đảng bộ Thượng Hải. Và như nhiều đảng viên thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm, Tập Cận Bình còn chia sẻ một kinh nghiệm đau đớn là gia đình và bản thân từng là nạn nhân của 10 năm loạn lạc khi Mao Trạch Đông phát động Đại văn cách, Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại, từ 1966 tới khi Mao tạ thế vào năm 1976.

Các lãnh tụ khác, như Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường hay Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, v.v... cũng có những quan hệ chằng chéo như vậy. Vì thế, họ không lấy quyết định về chánh sách hay nhân sự căn cứ trên một khía cạnh riêng của quan hệ.

Nôm na, họ không là người của một nhóm, một phe hay một phái. Họ là một thiểu số ngồi trên thiên đình như một sân đình và giải quyết công vụ, hoặc đảng vụ của Hoàng đế lấn mặt, theo từng khía cạnh của nhiều quan hệ chằng chịt.

Chữ "quan hệ" này mới là chìa khóa vào thiên đình. Nó giải thích những vận động hay mua chuộc, thậm chí bán chác, giữa những người tập trung quyền lực của một quốc gia bát ngát có đầy vấn đề chồng chất.

Quan hệ ấy có thể thiên về nhận thức khi ta phân giải sự khác biệt từ khía cạnh chánh sách, tập quyền hay tản quyền, có tự do thị trường tới mức nào và cho những ai. Từ đó mới có những kết luận tạm bợ về phe cải cách hay thủ cựu. Tạm bợ mới là chính vì những đổi thay của tình hình.

Thay vì nhận thức, quan hệ ấy cũng có thể thiên về lợi tức, thiên về quyền lợi kinh tế của gia đình, thân tộc hay phe nhóm. Có lẽ đấy mới là chuyện then chốt vì dù có thuộc về hai phe tả hay hữu, cải cách hay thủ cựu, và dù luôn luôn nói về nhân dân hay giai cấp, các lãnh tụ trên sân đình đều có gia đình là đại phú, kể cả Tập Cận Bình.

Nếu có vẽ lại một cái thước đo tinh vi mà rắc rối như vậy, may ra chúng ta hiểu được tiến trình quyết định của lãnh đạo nước Tầu sau mỗi lần thay bậc đổi ngôi trên một thiên đình có mùi hương đảng của cái sân đình - và có kích thước xã ấp.

Rất Tẫu!

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Những Trái Bom Nổ Chậm

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140827
Diễn đàn Kinh tế 

Định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn tới sự xuất hiện của các đại gia có quyền vay tiền làm bậy 
 
no-xau-305.jpg
* Bài báo của phóng viên Elizabeth Rosen trên tờ The Diplomat hôm 19/8 về các khoản nợ xấu của Việt Nam mà bà gọi là "trái bom nổ chậm". Screen capture" 



Hôm 19 Tháng Tám, nhà báo Elizabeth Rosen tại Hà Nội có một bài dài hơn hai nghìn chữ trên tờ The Diplomat về các khoản nợ xấu của Việt Nam mà bà gọi là "trái bom nổ chậm". Tháng Bảy trước đó, Ngân hàng Thế giới có báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam với lời cảnh báo về dị biệt lợi tức đang đào sâu trong thực tế lẫn trong nhận thức của người dân. Diễn đàn Kinh tế tổng hợp các vấn đề này qua phần phân ích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.


Nhiều rủi ro kinh tế xã hội

 

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, tuần qua dư luận quốc tế có chú ý đến lời báo động của một nhà báo ngoại quốc tại Hà Nội về một quả bom nổ chậm là các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Theo bài báo của bà Elizabeth Rosen được đăng trên tờ The Diplomat về quan hệ quốc tế tại Á châu Thái bình dương, thì khoản nợ xấu sẽ mất có thể hơn gấp đôi con số chính thức và nhà cầm quyền Hà Nội vẫn trì hoãn giải quyết vì phải cải sửa toàn bộ cơ cấu kinh tế. Theo dõi tình hình kinh tế Việt Nam, ông có nhận xét gì về lời cảnh báo này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là Việt Nam không chỉ có một trái bom nổ chậm là các khoản nợ không sinh lời và sẽ mất, mà còn gặp nhiều rủi ro kinh tế xã hội khác nữa. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về chuyện này, trước tiên về sự kiện vì sao Việt Nam lại chất lên một núi nợ sẽ sụp, và khi đó ta liên hệ đến trường hợp tương tự mà diễn đàn này cứ nhắc tới là kinh tế Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu vậy ta sẽ khởi đi từ đó, từ những nguyên nhân chung có thể dẫn tới hậu quả là sự sụp đổ tài chính. Xin ông bắt đầu trình bày cho bối cảnh.

Tôi cho là Việt Nam không chỉ có một trái bom nổ chậm là các khoản nợ không sinh lời và sẽ mất, mà còn gặp nhiều rủi ro kinh tế xã hội khác nữa. Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ Tháng Chín này cũng đánh dấu một vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ từ Hoa Kỳ khiến kinh tế thế giới bị nạn Tổng suy trầm khiến các Chính quyền Trung Quốc và Việt Nam ào ạt bơm tiền để kích thích sản xuất và từ đó chất lên một núi nợ.

- Tại Hoa Kỳ, thị trường gia cư có năm năm tăng vọt và tạo ra sự lạc quan hồ hởi và bong bóng đầu cơ rồi dẫn đến khủng hoảng khi bóng bể vào năm 2007. Lúc ban đầu, người ta cho là các khoản nợ sẽ mất có thể lên tới 500 tỷ đô la. So với một nền kinh tế có sản lượng hơn 15 nghìn tỷ thì khoản tiền bị mất chỉ lên tới 3% và nước Mỹ thừa sức vượt qua sóng gió như đã từng gặp sau vụ khủng hoảng các quỹ tiết kiệm và tín dụng vào quãng 1990. Thực tế lại không lạc quan như vậy vì tác dụng dây chuyền của cả một chuỗi đổ vỡ lây lan ra các lĩnh vực khác. Ta nên nhớ lại chuyện ấy để thấy rằng khi sóng gió nổi lên thì hậu quả sẽ tai hại gấp bội.

Vũ Hoàng: Thưa ông, từ một nền kinh tế cứ tưởng như giàu mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ mà nhìn qua Trung Quốc và Việt Nam thì ta có thể rút tỉa được bài học gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trở lại hình ảnh của nền kinh tế uống sâm mà đạp xe cho mạnh để cỗ xe khỏi đổ. Khi kinh tế thế giới bị Tổng suy trầm vào các năm 2008 và 2009, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có biện pháp kích thích như cho uống sâm. Nhưng vì cơ chế kinh tế chính trị của hai xứ này, luồng tín dụng được ào ạt bơm ra lại trước tiên trút vào khu vực doanh nghiệp nhà nước và tay chân của đảng viên cán bộ. Nền kinh tế gọi là "tư bản nhà nước", do nhà nước điều tiết và kiểm soát, mới dẫn tới hiện tượng ta gọi là "tư bản thân tộc" hay crony capitalism, là thân tộc của đảng viên cán bộ dễ vay tiền với điều kiện ưu đãi do chính sách tín dụng nhà nước.

- Nhờ ưu thế đó, họ có tiền nhiều và rẻ hơn so với điều kiện chung của thị trường và đưa luồng tài nguyên ấy từ nghiệp vụ đầu tư qua đầu cơ để kiếm lời thật nhiều và thật nhanh rồi thổi lên bong bóng. Đấy là cái nạn "ỷ thế làm liều" mà bất kể tới rủi ro. Các khoản tín dụng vay mượn này bao gồm nhiều nghiệp vụ có giá trị kinh tế rất thấp mà vẫn cứ được bút ghi là nâng cao sản lượng và thực tế trở thành những trái bom nổ chậm. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp loại vừa và nhỏ của tư nhân lại khó vay được tiền nếu không có quan hệ với các đại gia hay thân tộc và phải trả tiền lãi rất cao trên thị trường chui nên cũng gặp nguy cơ vỡ nợ.   


no-cong-400.jpg
Ảnh minh họa. AFP PHOTO.


Vũ Hoàng: Như vậy, thưa ông phải chăng Việt Nam trì hoãn giải quyết bài toán nợ nần này vì các doanh nghiệp mắc nợ nhiều nhất và bị rủi ro nhất lại liên hệ tới hệ thống kinh tế nhà nước?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là trong hiện tượng này, chúng ta có hai loại vấn đề.

- Thứ nhất là quyết định tài trợ thuộc diện chính sách như nước cứ chảy vào chỗ trũng và gây úng thủy, tức là tài nguyên phân phối không đúng chỗ, thí dụ như các tập đoàn kinh tế nhà nước được tự tiện lập ra công ty vệ tinh và thực hiện các dự án có tính chất đầu cơ không thuộc về mục tiêu nguyên thủy, thí dụ diển hình là đầu cơ về gia cư địa ốc, tức là bất động sản. Muốn hạn chế và kiểm soát các khoản tín dụng đầy rủi ro này thì Việt Nam phải tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước, và triệt hạ các thế lực kinh tế ăn bám vào bộ máy nhà nước, Đây là điều rất khó, nên người ta mới trì hoãn việc cải danh và bố trí lại các khoản nợ của ngân hàng.

- Vấn đề thứ hai xuất phát từ hệ thống quản lý ấy là nạn thông tin thiếu minh bạch và trong sáng. Một phần là vì trình độ nghiệp vụ thấp của ngân hàng nên khó thẩm lượng được rủi ro tín dụng, nhưng phần chính là ý đồ ngụy trang số sách để có bảng kết toán không xác thực. Các ngân hàng có thể định giá lại tài sản thế chấp hoặc đảo các khoản nợ đáo hạn mà chưa trả được thành khoản nợ mới và nhờ vậy mà hạ thấp mức nợ xấu khó đòi và sẽ mất. Trình độ nghiệp vụ thấp và ý đồ ngụy trang cao đã mặc nhiên tạo ra nạn tham nhũng có lợi cho tay chân nhà nước.

 

Chưa phân biệt được đầu tư với đầu cơ


Vũ Hoàng: Ngoài hai loại vấn đề kết tụ vào nạn tham nhũng và tư bản thân tộc, ông còn thấy những nguyên do gì khác?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Doanh giới nói chung, cả công lẫn tư, vẫn chưa phân biệt được đầu tư với đầu cơ và dễ có phan ứng đầu cơ, tức là lấy rủi ro lớn mà không lường được hậu quả. Tinh thần chủ quan của hệ thống quản lý nhà nước lại nuôi dưỡng tinh thần đầu cơ ngắn hạn đó nên càng tích lũy thêm rủi ro mà lại tính không ra nên sẽ bị hậu quả bất lường.

- Nguyên do thứ hai là, như Trung Quốc, thị trường tài chính tại Việt Nam còn quá thô thiển, thiếu các phương tiện huy động vốn tinh vi hơn, cho nên mọi người đều phải lao vào thị trường tín dụng của ngân hàng và chất lên một núi nợ sẽ ụp mà Công ty Quản lý Tài sản của càc Tổ chức Tín dụng VAMC không thể đỡ nổi.

Vũ Hoàng: Có lẽ thính giả của chúng ta hiểu vì sao mà ông nhắc tới khoản nợ xấu của Mỹ được ước lượng là lên tới 500 tỷ đô la mà sau cùng lại cao gấp bội khiến một tập đoàn đầu tư như Lehman Brothers có tài sản hơn 600 tỷ mà cũng vỡ nợ và kéo theo nhiều công ty khác của Hoa Kỳ vào năm 2008. Bây giờ ta bước qua những rủi ro kinh tế xã hội khác mà ông đã nói hồi nãy. Thưa ông, đấy là gì?

Doanh giới nói chung, cả công lẫn tư, vẫn chưa phân biệt được đầu tư với đầu cơ và dễ có phan ứng đầu cơ, tức là lấy rủi ro lớn mà không lường được hậu quả. Nguyễn-Xuân Nghĩa


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước tiên, ta cần nhớ tới bối cảnh quốc tế còn quá nhiều rủi ro từ kinh tế đến an ninh khiến đà tăng trưởng toàn cầu có thể giảm trong năm nay và qua năm tới. Hậu quả sẽ là làn gió ngược làm giảm mức đầu tư và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

 - Thứ hai, riêng tại khu vực Đông Á là nơi có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tình hình cũng kém khả quan khi kinh tế Trung Quốc sẽ trì trệ và nếu Hoa Kỳ giảm dần mức độ bơm tiền kích thích kinh tế. Hậu quả có thể là những biến động tài chính khá đột ngột và sự giảm sút của lượng nhập khẩu khiến Việt Nam gặp thêm khó khăn khi cần bán hàng ra ngoài.

- Chuyện thứ ba, ở bên trong Việt Nam, ta nên để ý tới mặt trái của một tin vui là đà lạm phát có thể hạ. Mặt trái đó là số cầu nội địa đã giảm và còn có thể giảm nữa. Điều ấy có nghĩa là mức sống của người dân bị nghèo đi và rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp có thể tăng, với hậu quả còn dội ngược vào núi nợ xấu của các ngân hàng.

- Cũng bên trong Việt Nam, tình hình công chi thu của khu vực công quyền, nôm na là ngân sách nhà nước, có thể bị thiếu hụt nặng hơn 5%, cao hơn chỉ tiêu của nhà nước. Lý do chính là nguồn thu về thuế khoá có giảm khi các doanh nghiệp bị lỗ lã. Trong vài tháng tới, ta sẽ xem giới lãnh đạo kinh tế của Việt Nam xử trí thế nào khi Quốc hội thảo luận về Dự luật Ngân sách.

Vũ Hoàng: Sau cùng, thưa ông, trong báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam vừa được công bố tháng trước, Ngân hàng Thế giới dành nhiều trang cho một vấn đề là nạn dị biệt về lợi tức. Ông nghĩ sao về chuyện này, liệu đấy có là một quả bom nổ chậm khác như ông nói hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta thường có một ẩn dụ là khi thủy triều dâng thì cũng nâng mọi con thuyền lớn nhỏ, nghĩa là khi kinh tế có tăng trưởng thì giàu nghèo gì cũng đều được hưởng. Sự thật lại chẳng như vậy, riêng với Việt Nam thì lại tệ hơn vậy nên phúc trình của Ngân hàng Thế giới mới có lời cảnh báo.

- Nếu so với thời trước thì quả thật là mức sống dân cư của Việt Nam nói chung đã có cải tiến từ hai chục năm nay khi Việt Nam du nhập quy luật tự do của thị trường và từ bỏ con đường tập trung quản lý bằng kế hoạch nhà nước. Nhưng, nhận thức hay ấn tượng của người dân nay cũng đổi khác. Đa số đến 80% cư dân ở thành phố đang cho là khoảng dị biệt giàu nghèo đã đào sâu và đây là một nghịch lý của một chế độ tự xưng là theo "định hướng xã hội chủ nghĩa".

- Chúng ta có thể giải thích điều này ở lý do kinh tế vừa nói hồi nãy là người ta ít phân biệt đầu tư với đầu cơ. Nhưng lý do chính là tại thành phố, người ta chứng kiến trước mắt một lối sống xa hoa tới lố bịch của một thiểu số làm giàu rất nhanh nhờ quan hệ với hệ thống nhà nước. Cái định hướng xã hội chủ nghĩa do nhà nước đề ra chỉ dẫn tới sự xuất hiện của các đại gia, và đây là một quả bom nổ chậm về xã hội vì dẫn tới sự bất mãn của đám đông.

- Ra khỏi thành phố thì tình hình nông thôn lại còn bi đát hơn. Đa số dân cư ở nông thôn chưa có điều kiện sinh hoạt tối thiểu, với những yêu cầu căn bản về gia cư, y tế và giáo dục. Ở nhiều tỉnh miền Bắc hay miền Trung, cuộc sống của người dân thật ra chưa có cải thiện và dị biệt về lợi tức lẫn nhận thức đang trở thành một vấn đề chính trị, chẳng khác gì Trung Quốc là nơi có hơn trăm triệu người chưa kiếm nổi vài đô la một ngày.

- Vấn đề nhận thức này dẫn tới một nghịch lý là người dân mong nhà nước sẽ là giải pháp cứu vãn với biện pháp tái phân phối lợi tức cho dân nghèo, nhưng lại thấy nhà nước chỉ giúp cho một thiểu số làm giào rất nhanh. Vì vậy, nhà nước không là giải pháp mà là thủ phạm và nguyên do căn bản nhất vẫn là sự chuyên quyền của nhà nước thiếu dân chủ, nó trở thành công cụ bóc lột của thiểu số.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về lời cảnh báo này.

_________________________

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

ĐÒI TỰ DO BÁO CHÍ HAY ĐÒI “TỰ DO QUÁ TRỚN”

Lytangfang

Có câu: “Tự do của mình là sự hạn chế tự do của người khác”. Cho nên dù muốn hay không sự tự do của bạn bao giờ cũng giới hạn bởi sự tự do của người khác. Vậy tự do chỉ là tương đối và cần có chuẩn mực của nó. Nói như vậy thì Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh tác giả của bài viết “Chấm dứt báo chí công cụ để có tự do báo chí” trên Bloge…và Jonathan London tác giả bài viết “Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam” trên Bloge Đàn Chim Việt - http://www.danchimviet.info/archives/89874/vai-suy-nghi-ve-bao-chi-viet-nam/2014/08, cần phải xem lại nhận thức của mình về thế nào là tự do báo chí, tự do đến giới hạn nào? Có lẽ đến chính tác giả bài viết đó còn không hiểu về những vấn đề cơ bản của tự do báo chí thì làm sao mà thuyết phục được độc giả? Nếu Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh và Jonathan London mà còn không biết thì tôi có nghĩa vụ phải truyền giảng để bù đắp những vấn đề còn hạn chế, còn thiếu sót, còn yếu kém, thậm chí có nhiều vấn đề còn suy nghĩ lệch lạc, mơ hồ về lĩnh vực báo chí ở Việt Nam và những vấn đề, những quan niệm xung quanh nó.

Trước hết, phải khẳng định Việt Nam là một đất nước có nền báo chí đa dạng hóa, phong phú hóa. Trên lĩnh vực báo chí ở nước ta có rất nhiều loại hình có báo mạng – báo điện tử, báo giấy - báo viết, báo nói – báo truyền thanh, báo truyền hình hay có một công thức chung cho báo chí: báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận. Hiện nay, chỉ tính đến tháng 6/ 2013 cả nước có 815 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh và truyền hình, 75 báo, tạp chí điện tử và 1.110 trang thông tin điện tử, 382 mạng xã hội trực tuyến. Đặc biệt, 100% các bộ, tỉnh đã có cổng thông tin điện tử. Như vậy, nếu nói ở Việt Nam không có tự do báo chí, hay tự do báo chí ở Việt Nam còn thấp thì thật là không hiểu gì về lĩnh vực báo chí tại Việt Nam. Bởi Việt Nam đã có Luật Báo chí, đã có hàng nghìn các Thông tư, Chỉ thị, Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành và thực hiện các quyền của báo chí. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra hang loạt các chính sách để tạo điều kiện cho hoạt động báo chí phát triển, cũng như bảo vệ các quyền của báo chí. Vậy thì căn cứ nào để những người như tôi đã nêu lại có dụng ý xuyên tạc hay ngộ nhận là Việt Nam không có tự do báo chí?

Như ta đã biết, báo chí được mệnh danh là quyền lực thứ tư, sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có khả năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như định hướng dư luận và là cơ quan ngôn luận, cơ quan tuyên truyền của hệ thống chính trị. Sức mạnh của báo chí rất to lớn có thể cứu sống được nghìn người thông qua báo chí, nhưng ngược lại điều đó, nghề báo cũng còn nhiều bất cập và tiêu cực vẫn còn những nhà báo (người làm báo) trước khi đặt bút viết lên một bài báo họ chưa nghĩ về kết cục sau khi bài báo đã được đăng hay phát hành rộng rãi trên khắp cả nước. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây không còn là vấn đề của nhà cầm quyền, hay của cơ quan quản lý chức năng nữa mà là vấn đề của người muốn tạo ra vấn đề “tự do báo chí quá trớn”.

Thử hỏi trên khắp thế giới, ở tất cả các quốc gia, có quốc gia nào mà báo chí không phục vụ, không phải là cơ quan tuyên truyền, cơ quan ngôn luận của hệ thống chính trị không? Xin thưa, là không có chuyện đó đâu. Cho dù đó là một tờ báo lá cải, hay lá khoai lang thì việc đầu tiên nó phải có lý do để ra đời, vậy nó ra đời vì mục đích gì? Là vì lợi ích của một tổ chức, vì quyền lợi của một lĩnh vực nào đó, chưa nói đến vấn đề của một nhà nước.

Ở Việt Nam có Hiến pháp và pháp luật quy định, mọi người dân, mọi tổ chức dù là người Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch nếu sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật của Việt Nam. Cho nên, trên lĩnh vực báo chí cũng vậy, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí đều phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Vì vậy, việc Nhà nước Việt Nam quản lý, kiểm soát trên lĩnh vực báo chí trên cơ sở tuân theo Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí cũng là điều đúng đắn. Về việc kiểm tra, đánh giá và cấp thẻ nhà báo là hoàn toàn tuan theo pháp luật, chứ không phải tước đoạt quyền tự do báo chí của công dân. Còn nhận định của Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh “Như vậy những người tự hào mình là nhà báo vì có thể là những người đang trực tiếp góp tay vào việc xâm hại tới 99% quyền tự do báo chí của công dân, tức là những người hãnh diện mình là nhà báo có thể đã gián tiếp cộng tác với một hoạt động vi hiến của hệ thống cầm quyền hiện nay”, là hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ. Tôi khẳng định rằng, nếu mà đứng trước công luận thì 17 ngàn nhà báo Việt Nam sẽ đá văng những kẻ trên ra khỏi vũ đài báo chí và ra khỏi đất nước Việt Nam. Sao lại như vậy, thật dễ hiểu, các phần tử này chỉ vì mưu đồ phục vụ cho lợi ích cá nhân của chúng và một nhóm đối tượng đáng phỉ báng ngàn đời bởi tội phản bội, chống phá nhà nước, làm hại nhân dân.

BÙI HẰNG KẺ MA CÔ HÓA THÀNH THÁNH HIỀN RẬN CHỦ

NGỰ BÌNH 

Bùi Thị Minh Hằng, cái tên quá quen thuộc ở Việt Nam hiện nay, không phải diễn viên, không phải ca sĩ mà là một kẻ rạch mặt ăn vạ kiếm tiền nuôi thân. Ấy thế mà giờ đây, thị được các “chiến hữu” phong cho lên làm Thánh trong mùa thu này. 
Một người đàn bà, đuổi mẹ ra khỏi căn nhà tổ, bê bát hương cha bỏ ở vệ đường, một người đàn bà không biết dạy con, chạy theo cái hão danh mà các đấng anh hùng rơm ban tặng. Vừa qua, cái gọi là “tờ báo” Dân làm báo đã tung hô Bùi Hằng lên tận mây xanh, “nổ” như bắp ran. Đó là lời lẽ của Vũ Đông Hà kẻ không biết ngượng mồm khi chém. 
Mở đầu cho “điếu văn” đầy “cảm động”, “rơi nước mắt” này Vũ Đông Hà viết “Chị không phải là một chiến lược gia để có những lý thuyết đấu tranh, những kế hoạch quy củ hay những tính toán chính trị. Chị là tiêu biểu cho tầng lớp bị trị: tôi bị áp bức thì tôi đứng lên đấu tranh.Chị không mang cho mình một nhãn hiệu riêng - blogger, nhà dân chủ, chiến sĩ nhân quyền. Với hàng chữ xâm đè nặng trên vai "Nợ Nước Thù Nhà", với bước chân đi của chính mình, chị là một người tranh đấu. Một người dân Việt tranh đấu”. Có lẽ giờ ngồi trong tù, nghe được Bùi Hằng không tiếc những ngày “ăn vạ” oanh liệt của mình. Tất nhiên với kẻ như Bùi Hằng thì không thể nào là một “chiến lược gia” chống Cộng được, thị chỉ là những con cờ trong tay của các nhà chiến lược khác, thị chỉ là kẻ ham tiền tài, danh vọng điên cuồng bị chúng năm được gáy nên làm liều để có tiền phục vụ ham muốn của bản thân. Một người đàn bà như vậy thì làm sao mà “có những lý thuyết đấu tranh, những kế hoạch quy củ hay những tính toán chính trị”. 

Vũ Đông Hà liệu có phải tung hô quá Bùi Hằng có sánh được với Bà Trưng, Bà Triệu? Ai đời Bùi Hằng mà cũng “Nợ nước thù nhà”, thật vớ vẩn! Gia đình thị ai làm gì mất đến một sợi tóc, hay chính thị thù cái gia đình của thị nên thị can tâm đuổi mẹ ra khỏi nhà, đòi xô đổ bàn thờ tổ tiên, ông bà của thị, nước của thị vẫn còn đấy, đang phát triển giàu mạnh, ai kẻ thù nào cướp nước nhà của thị đâu mà thị lo, ai áp bức mà khiến thị phải “đứng lên”?.“Nợ nước” phải chăng nó đem lại những công việc quá bình thường, một cuộc sống bình dị cho thị mà tính thị thì thích làm những việc của vĩ nhân nên thị đành “bán nước phá nhà” cho hiển vinh tông tổ. 
Thị một kẻ tầm thường, ngu dốt không “có những lý thuyết đấu tranh, những kế hoạch quy củ hay những tính toán chính trị”,“không mang cho mình một nhãn hiệu riêng - blogger, nhà dân chủ, chiến sĩ nhân quyền” thế xin hỏi Bùi Thị Minh Hằng lấy cái gì mà “tranh đấu”, “đấu tranh” vì cái gì? Và với tư cách gì? Một kẻ vô ý thức, thiếu suy nghĩ, hám vật chất, đấu tranh cho “tự do”, “dân chủ” thị đã làm được những việc to lớn (nếu nó đúng nghĩa) ấy thế thị chả có lấy một “lý thuyết”, một “kế hoạch”, “những toan tính chính trị”? Ô thế thị chả khác gì người mù đi đường, thầy bói xem voi ư! không biết thị đấu tranh vì cái gì đây? Với cái mác “tự do”, “dân chủ” thị và đồng bọn gào thét suốt ngày như cho sủa đổng, phải chăng vì mỗi lần sủa là thị được tiền boa! 

Những lời lẽ mà ngay cả những bậc thầy xu nịnh nghe xong cũng phải quỳ xuống xin Vũ Đông Hà làm thầy. Họ những cao thủ trong “nịnh học” viết: “(Bùi Thị Minh Hằng) Đánh từ trên mạng đánh xuống đường phố là Bùi Thị Minh Hằng. Đánh vừa bằng ngòi bút, vừa bằng tiếng hô, vừa bằng đôi chân tiến bước, vừa bằng dáng người đứng thẳng là Bùi Thị Minh Hằng.Mỗi người chọn cho mình một cách "đánh". Có người "đánh" công an bằng những bài viết vạch trần những hành động côn đồ của họ. Có người "đánh" công an bằng thái độ nhã nhặn lấy chí nhân thay cường bạo. Chị "đánh" côn an bằng thái độ thẳng thừng của một con người không chấp nhận sai trái. "Đánh" ngay giữa đường phố bằng những lời kết án đanh thép. "Đánh" ngay trước đám đông bằng những lý luận nhắm đến côn an nhưng để người dân nghe là chính. Ở xã hội vẫn còn bao trùm bóng mây sợ hãi, vẫn còn rất hiếm để người dân chứng kiến tận mặt những con người không biết sợ”. 

Bùi Hằng chỉ là con thiêu thân thấy bóng đèn thì lao đầu vào mà không biết thứ ánh sáng đó là cạm bẫy mà chính những người nuôi thị đã giăng ra, chúng chỉ xem thị là con tốt hạng bét, kẻ ăn vạ cho chúng thôi. Bùi Hằng chống phá cách mạng, chống lại Tổ quốc, đồng bào mình từ thế giới ảo đến ngoài đường, “Đánh vừa bằng ngòi bút, vừa bằng tiếng hô, vừa bằng đôi chân tiến bước, vừa bằng dáng người đứng thẳng là Bùi Thị Minh Hằng” ôi chao, thị đã viết được những gì? Một kẻ như thị thì viết nỗi một câu chữ ra hồn không, thị chỉ viết được những lời bia đặt, xuyên tạc là giỏi, thị cầm được “ngòi bút” chỉ để vặn mực ra tiền mà thôi. 
Trên đường người ta thấy Bùi Hằng hiện thân một Chí Phèo nằm trên đường phố Đồng Tháp để cản người thi hành công vụ, để “đánh công an”, một người đàn bà đòi đánh nhau với Trung Quốc, to mồm gào to “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “ để người dân nghe” người dân làm rối loạn đất nước này lên và thị chuồn trước, thử hỏi giặc đến nhà thì loại đàn bà như thị ở đâu để đánh giặc, liệu mồm của thị có còn to như trước nữa không? Nghe đấy, mà buồn cười cho cái nghề nịnh bợ, ông nịnh bà rồi lỡ sau ông vào tù thì bà lại nịnh ông cho huề cả nhà. 
Lếu láo, trơ trẽ và thần kinh là những kẻ “treo đầu dê bán thịt chó” như Vũ Đông Hà. Bùi Hằng giờ đã ngồi tù vì những gì thị đã làm để “bán dân, hại nước”. Những lời xu nịnh, phong thánh cho thị cũng không thể cứu thị ra khỏi nhà giam và cũng không thể xóa đi bộ mặt thật chó đểu của thị - con tốt hạng bét của giới “dâm chủ”. 

Trào lưu "Ice Bucket Challenge"

Choini

Trào lưu Ice Bucket Challenge (tạm dịch: thách thức dội nước đá lên người) bắt đầu từ năm 2013 và đang lan rộng trên khắp thế giới. Tất cả mọi người và đặc biệt là những ngôi sao nổi tiếng đều hào hứng tham gia thử thách này. Ice Bucket Challenge có ý nghĩa rất sâu sắc, nó nhằm kêu gọi gây quỹ giúp đỡ các bệnh nhân mắc ALS (bệnh xơ cứng teo cơ một bên). 
Luật của Ice Bucket Challenge rất đơn giản. Khi dội một xô nước đá lên đầu, người dội sẽ được ghi hình lại và có quyền “chỉ định” ba người khác tham gia tiếp theo. Những người “được chỉ định” sẽ phải thực hiện hành động tương tự trong vòng 24 giờ đồng hồ và đóng góp 10 USD cho quỹ ALS hoặc 100 USD nếu từ chối. 
“Ice Bucket Challenge” đã đem về cho quỹ ALS tổng cộng gần 42 triệu USD tính từ 29/7 đến 21/8/2014 với hơn 700 nghìn người quyên góp. Trào lưu này đã thành công vang dội. Hàng loạt người nổi tiếng và giới trẻ khắp nơi trên thế giới đã nhiệt tình hưởng ứng để gây quỹ từ thiện, điển hình như Taylor Swift, Justin Bieber, Justin Timberlake, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, tỉ phú số 1 thế giới Bill Gates,… 

Nằm trong xu hướng chung, những người nổi tiếng cũng như giới trẻ Việt Nam nhanh chóng hưởng ứng trào lưu này. Ice Bucket Challenge đang trở thành “cơn sốt” trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, chiến dịch này tại Việt Nam dường như đang bị biến tướng và có xu hướng bị biến thành một trò mua vui “rẻ tiền”. 
Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã “nhiệt tình” hưởng ứng trào lưu này, tiêu biểu như Hồ Vĩnh Khoa, Yến Trang, Diễm My 9X, Dương Khắc Linh, Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng,... Đáng chú ý nhất phải kể đến màn “dội nước đá” của ca sĩ trẻ Đinh Hương, Á quân Giọng hát Việt mùa đầu tiên, khi cô thách đố Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng hưởng ứng phong trào Ice Bucket Challenge trong video thực hiện thử thách trên facebook cá nhân sáng ngày 24/8. Nhưng dường như họ chỉ làm… theo đám đông và mục đích của họ là… chẳng vì lý do gì cả! 

Bắt chước “người nổi tiếng”, giới trẻ trong nước cũng đổ xô theo trào lưu “dội nước đá”: thấy người khác thách thì hùa nhau làm theo, rồi tiếp tục gán qua Facebook cho bạn bè, thách đố lẫn nhau. 

Khác với ý nghĩa ban đầu của trào lưu “dội nước đá”, ở Việt Nam, dường như “trò” này đã trở thành một trò chơi giải trí đơn thuần. Người ta đơn giản chỉ dội nước lạnh vào người và thách đố người khác. Tôi không nói đến việc họ dội một gáo nước nhỏ, một ca nước to hay một xô nước lớn (như ở các nước trên thế giới) vì điều này phụ thuộc vào sức khỏe và sức chịu đựng của từng người, vấn đề tôi muốn nói ở đây là hoàn toàn chưa thấy có một quỹ từ thiện hay một hoạt động từ thiện nào “đi kèm” trào lưu này. Chẳng những không gây được quỹ từ thiện mà họ còn đang vô tình lãm lãng phí rất nhiều thứ: tiền bạc, thời gian, sức khỏe,… Tâm lý đám đông khiến nhiều người hùa nhau bắt chước làm theo đã vô tình biến một việc làm có ý nghĩa với cộng đồng trở thành một trò vô bổ của những người ham vui tức thời. 
Thiết nghĩa nếu vì mục đích từ thiện mà dội nước đá lên đầu thì cũng thật là ý nghĩa. Nhưng nếu chỉ thực hiện cho có… phong trào thì có lẽ các bạn trẻ nên xem xét lại những hành động của mình để có những việc làm thiết thực hơn.