Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nghề công an - người công an ở Việt Nam liệu có “sướng” không?

Mr.Toạc
Một thời gian trước đây trên mạng có truyền nhau câu chuyện về một người cha - một ông bố làm công an với đứa con của mình: “Tết này bố vắng nhà” đã lấy đi nước mắt, sự khâm phục, cảm thông của rất nhiều độc giả với những hi sinh của những người cán bộ chiến sỹ Công an. 

Tại sao khi ở Mỹ hay ở các quốc gia phương Tây xảy ra hiện tượng những người Công an - cảnh sát làm những việc không tốt, mọi người gọi họ là những kẻ thoái hóa, biến chất. Trong khi đó, cũng một sự việc gần như tương tự xảy ra ở Việt Nam, người Công an bị gắn ngay cái mác của chế độ, của Đảng. Bọn “zận chủ” yêu nước sẽ luyên thuyên Cộng sản thế này! Cộng sản thế nọ!... Có bao giờ các bạn thử đặt câu hỏi nếu mình là Công an mình sẽ làm những gì, trong những tình huống đó mình sẽ xử lý ra sao không? Hay chi ít cũng tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, để cảm thông, để sẻ chia và để biết rằng ở đâu trong xã hội này cũng có người này người kia; đâu cũng có người tốt người xấu. Vì vậy, đừng nên đánh đồng tất cả lại với nhau, hãy nhìn muôn màu của cuộc sống bằng con mắt khách quan để thấy được vẻ đẹp hiện nguyên từ những điều bình dị nhất. Nghề Công an - người Công an không “sướng” như một số người nghĩ đâu.



Một thời gian trước đây trên mạng có truyền nhau câu chuyện về một người cha - một ông bố làm công an với đứa con của mình: “Tết này bố vắng nhà” đã lấy đi nước mắt, sự khâm phục, cảm thông của rất nhiều độc giả với những hi sinh của những người cán bộ chiến sỹ Công an. Người Công an thầm lặng hi sinh hạnh phúc gia đình, hạnh phúc cá nhân mình để hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, sự bình yên cho nhân dân, sự ổn định cho đất nước. Trong cuộc chiến cam go với các thế lực thù địch cũng như với các loại tội phạm, những người chiến sỹ Công an đã phải đánh đổ những giọt mồ hôi, thậm chí là cả máu và nước mắt của mình. Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ trong mình lý tưởng cách mạng, ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách trong thực tiễn chiến đấu đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Thử hỏi những anh hùng bàn phím, những tay “zận chủ” chuyên bới móc, “ngậm máu phun người” khi luôn tìm cách “dìm hàng” hình ảnh người chiến sỹ Công an Việt Nam chúng ta ở đâu mỗi khi của cải, sức khỏe tính mạng, sự bình yên trong cuộc sống của chúng ta bị đe dọa. Chắc hẳn, lúc ấy chúng cũng có thói quen là: “gọi Công an” hay “cứ để Công an giải quyết”… Thế mới biết nói và làm rất khác xa nhau. Ngồi nhà “chém bão” thì tôi, các bạn chắc ai cũng làm được.

Đã bao người trong số chúng ta cảm thông với sự hi sinh của họ - những người Công an. Bạn sẽ làm gì dưới cái nóng gần 40 độ C? Chắc sẽ là ở trong nhà hay tìm những nơi mát mẻ tránh nóng. Vậy mà, dưới thời tiết khắc nghiệt ấy, những người cảnh sát giao thông phải đóng nguyên bộ quân phục của mình để phân luồng giao thông. Bạn làm gì trong đêm bắn pháo hoa? Chắc hẳn là vui vẻ thưởng thức cùng gia đình, bạn bè và người thân của mình. Vậy mà có những người để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm móc túi, đảm bảo an toàn cho mọi người lại không có cơ hội để thưởng thức những làn pháo sáng trên bầu trời. Bạn sẽ làm gì khi bắt gặp những nhóm côn đồ hay một vụ ẩu đả trên đường? Chắc là gọi Công an giải quyết rồi… Có lẽ chúng ta cần đặt câu hỏi rằng tại sao rủi ro, khó khăn và thiệt thòi lại luôn thuộc về họ. Và cũng chẳng phải tự nhiên mà đất nước Việt Nam chúng ta lại yên bình, an toàn như vậy nếu không có một lực lượng Công an tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân.

Có thể do khối lượng công việc rất lớn và một phần do ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người Việt chúng ta còn kém (nhất là những người lao động tự do) nên đâu đó, có những thời khắc chúng ta có thể gặp cảnh Công an “cứng” với người dân. Bắt bớ, thu giữ không phải là những hành động không đẹp, những việc làm sai trái mà theo tôi đó là những việc làm cần thiết để nhằm mục đích dăn đe người dân. Có như vậy thì mọi người mới tuân theo những nguyên tắc trật tự xã hội. Thử hỏi, nếu mọi người không làm sai, làm trái quy định của chính quyền thì ai có thể “sờ gáy” mọi người được. Việc gì cũng có nguyên cớ của nó, vì vậy hãy nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách khách quan tránh để những thành phần cơ hội chính trị kích động gây nên tâm lý ác cảm với người công an.
Những hình đẹp về người chiến sỹ Công an chúng ta có thể bắt gặp vô vàn trong cuộc sống hàng ngày. Thiết nghĩ, chúng ta nên dành cho họ sự cảm thông, sẻ chia và trân trọng bởi vì với tất cả sự cống hiến họ thực sự đáng được nhận những điều như vậy. Nghề Công an thực sự đầy vất vả chứ không "sướng" như một số người nghĩ đâu. Mạn phép được chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh cảm động (được lấy từ nguồn Internet) về người chiến sỹ Công an nhân dân Việt Nam của chúng ta.




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét