Mr.Toạc
"Một đồng xu có hai mặt xấp - ngửa, cuộc đời con người cũng có những mảng sáng - tối khác nhau"
"Một đồng xu có hai mặt xấp - ngửa, cuộc đời con người cũng có những mảng sáng - tối khác nhau"
Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Toán học Fields và là một trong số những vị Giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Với tài năng của mình, anh ta được mọi người yêu quí, ngưỡng mộ. Ngô Bảo Châu cũng là thần tượng của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, những hành động việc làm, những cống hiến của Ngô Bảo Châu đối với đất nước dường như chưa được như mọi người kỳ vọng. Nhiều người cho rằng, Ngô Bảo Châu không khác nào một người trong giới Showbiz ngày càng “dị” và thích tạo Scandal để đánh bóng tên tuổi của mình.
Nhiều người cho rằng, sau khi được cộng đồng vinh danh, Ngô Bảo Châu dường như thỏa mãn, "ngủ quên trên chiến thắng" mà quên đi trách nhiệm bổn phận của mình đối với việc phát triển nền toán học nước nhà cũng như việc ứng dụng toán học vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế để đóng góp vào sự nghiệp chung - sự nghiệp phát triển đất nước. Thay vào đó Ngô Bảo Châu "bận rộn" hơn với những phát ngôn và những việc làm ngoài luồng của mình. Anh ta như một cậu học sinh có tài nhưng lại ham chơi và thích thể hiện. Ham chơi đến độ suốt ngày “lang thang” ở những diễn đàn trên mạng. Dần dà, vị giáo sư trẻ tuổi cũng bị cuốn vào vòng xoáy mang tên “thế giới ảo” với những phát ngôn bốc đồng, vung vãi theo kiểu gây sốc. Chẳng thể ngờ, chính những thứ được anh “văng đại” cho "sướng mồm" ở trên mạng kia nó lại được những nhà báo vô đạo đức và đám “rận chủ” tận dụng, khai thác một cách triệt để nhằm đánh lừa dư luận, phục vụ cho “cuộc cách mạng dân chủ”.
Chúng ta cùng điểm qua một số sự việc:
Chúng ta cùng điểm qua một số sự việc:
Cuối năm 2012, Ngô Bảo Châu tham gia ký vào một bức thư tập thể của những kẻ nhân danh là tri thức Việt Nam gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu thả tự do cho Nguyễn Phương Uyên. Cũng vì bốc đồng nên chỉ dựa vào những điều được nghe người khác nói lại, được nghe kể người khác kể lại, được người khác cho biết, Ngô Bảo Châu cũng chả thèm cần “áp dụng tư duy lôgic khoa học” mà mình đã được Nhà nước và nhân dân bỏ tiền ra cho ăn học để rồi vội vã cầm bút ký vào “lá thư trá hình” của bọn phản động[1]. Nội dung của bức thư của các vị “tri thức” này thì chắc hẳn chúng ta đều biết rồi, từ một sự việc là cơ quan an ninh ra lệnh bắt Phương Uyên để phục vụ điều tra (vì có những hành vi gây mất ổn định an ninh Quốc gia) những nhà “rận chủ” quay ngoắt 180 độ sang những chủ đề nóng hết sức "vĩ mô -vĩ đại" khác. Đó là mượn danh việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, về tư tưởng đại đoàn kết để chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc, thể hiện bản lĩnh, khí phách của tuổi trẻ Việt Nam, phản đối chính quyền “đàn áp” biểu tình… để kích động quần chúng nhân dân gây bất ổn chính trị. Không lâu sau đó, khi đoạn clip Phương Uyên viết đơn nhận tội và xin Nhà nước khoan hồng được phổ biến trên truyền thông, Ngô Bảo Châu và những cá nhân “kiệt suất” kia mới "ngắn tũn" và chắc chắn không biết rúc mặt vào đâu vì xấu hổ, vì "há miệng mắc quai"
Đầu năm 2013, hình như, vì quyết tâm ghi điểm trong mắt cư dân mạng, Ngô Bảo Châu càng "lao như thiêu thân" vào những trò lố bịch. “Mr. Châu” còn cùng với Đàm Thanh Sơn và cựu Tổng Biên tập báo VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn khởi xướng một diễn đàn góp ý Hiến pháp, trưng cầu ý kiến thông qua trang mạng “Cùng Viết Hiến Pháp”[2] được "hiệp hội văn nghệ sỹ rởm" và bọn cơ hội chính trị trong nước nhiệt tình hưởng ứng.
Ngày 18/3/2015, Ngô Bảo Châu lại “tung chưởng” khi cho chia sẻ trên trang cá nhân cá nhân của mình một số câu hỏi về việc thành phố Hà Nội quyết định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh[3] với những câu hỏi gây "sốc".
Ngày 18/3/2015, Ngô Bảo Châu lại “tung chưởng” khi cho chia sẻ trên trang cá nhân cá nhân của mình một số câu hỏi về việc thành phố Hà Nội quyết định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh[3] với những câu hỏi gây "sốc".
Gần đây nhất, khi mà dư luận trong nước đang nóng về chuyện “tượng đài nghìn tỷ” ở Sơn La, giáo sư Châu cũng không “nằm ngoài vùng phủ sóng” khi có những phát ngôn hết sức hàm hồ[4]: "Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh".
Có vẻ như anh Châu mắc bệnh ngôi sao! Vì cho mình là ngôi sao nên anh tự cho mình cái quyền được trách móc, yêu cầu, đòi hỏi người khác phải thế này! phải thế kia! mà quên mất một điều rằng, chính anh từ ngày đạt giải thưởng danh giá nọ vẫn chưa có bất cứ một đóng góp gì cho quê hương, đất nước dù anh đã được Chính phủ hết ưu dãi hết mức. Ngoài biệt thự hạng sang, đi lại, ăn ở "free", Ngô Bảo Châu còn được làm giám đốc của một dự án mang tên "Viện toán cao cấp" với chi phí khổng lồ lên tới 650 tỉ đồng. Thế nhưng, kể từ khi ra đời cho đến nay đã qua 3 năm đi vào hoạt động Viện này hình như vẫn án binh bất động mà chưa có dấu hiệu khả quan nào. Những việc như thế này sao không thấy anh "đăng đàn" chất vấn nhỉ?
Tôi luôn quan niệm "Một đồng xu có hai mặt xấp - ngửa, cuộc đời con người cũng có những mảng sáng - tối khác nhau", "nhân vô thập toàn". Chính vì thế mà chúng ta cần nhận xét, đánh giá mọi việc phải "có đi có lại", "có trước có sau" và "phải thấu tình đạt lý". Nhưng nhất thiết phải "thưởng phạt nghiêm minh" nhất là với những người nổi tiếng, những người có tiếng nói trong xã hội, vì với họ một lời được nói ra, một hành động họ làm có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng, xã hội. Có công thì được mọi người khen, có tội thì bị mọi chê, mọi người "soi", đấy cũng là lẽ thường tình. Dẫu biết GS Ngô Bảo Châu là một người giỏi, vô cùng giỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc làm, mọi hành động và mỗi một phát ngôn của anh đều là "chuẩn mực". Ở đâu đó vẫn có những "vết sạn" theo kiểu "lắm tài nhiều tật" mà chúng ta cần phải thẳng thắn góp ý. Nói về việc xấu của một con người, chê một ai đó chưa được hoàn mỹ không có nghĩa là "dìm hàng" người đó, mà là để tất cả mọi người thấy được điểm yếu, mặt hạn chế còn tồn tại của người ta và lấy đó làm gương cho mình để tránh đi vào "vết xe đổ" của họ. Tôi nhận xét về GS Ngô Bảo Châu ở đây với tư cách là một người công dân của nước Việt Nam bình thường muốn góp một phần tiếng nói của mình về những sự kiện chính trị - xã hội đã và đang xảy ra ở trong nước. Xin khẳng định, cũng như bao bạn trẻ khác tôi thần tượng GS Ngô Bảo Châu, chứ không hề có ý định làm tổn hại đến uy tín của anh. Nhưng thực tình những việc làm của anh mà tôi vừa nêu trên nó khiến anh khá "mất điểm" trước tôi cùng với rất nhiều người khác. Tôi cũng chỉ nói lên những điều mình cho là cần thiết, bởi tôi - anh - các bạn đều bình đẳng trên mọi phương diện, vì chúng ta cho dù không phải là thiên tài như anh nhưng chúng ta cũng có những cách đóng góp của riêng mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Chỉ có điều, cách thể hiện, mức độ cống hiến đóng góp của mỗi người khác nhau mà thôi. Còn với các bạn, bình luận những việc trên ra sao, tùy theo cách hiểu của mỗi người, nhưng ít nhất cũng nên nói lên chính kiến của mình.
[1]http://www.nguoiviet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=157166&zoneid=2#.VdrDtLKqqko
[2]http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/04/130406_cvhp_proposal
[3]http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/gs-ngo-bao-chau-len-tieng-ve-viec-chat-6-700-cay-xanh-o-ha-noi-3159476.html
[4]http://http://trangthietbihiendai.blogspot.com/.blogspot.com/2015/08/giao-su-toan-hoc-ngo-bao-chau-voi-nhung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét