Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

“VÌ SAO TÔI SỐNG?”

Vùng Cao

“Người dân Việt Nam - Họ không ý thức được quyền làm chủ của người dân mọi tầng lớp XH trong đó có chính bản thân mình. Và không ít người vẫn còn tin tưởng một cách mù quáng vào cái chính thể khốn nạn này cùng với những cái bánh vẽ hoang đường nó mớm cho từ bao lâu nay, và nếu như được người khác chỉ ra cho sự thật thì sẽ giãy nảy lên và chụp mũ người ta là ‘phản động’” (Lăng Kính Hà Nội – Danlambao). Đó chính là một đoạn trích ngắn trong bài viết Đừng Thờ Ơ Vô Cảm của tác giả. Vâng, đó chính là cách mà tác giả nói Đảng và nhân dân Việt Nam đấy ạ.

Anh ta cho rằng người dân Việt Nam “tin tưởng một cách mù quáng vào cái chính thể khốn nạn này cùng với những cái bánh vẽ hoang đường nó mớm cho từ bao lâu nay”. Thế chẳng khác nào chửi cả đất nước Việt Nam rồi sao. Nhưng xin thưa với anh rằng, nếu không có những người dân yêu nước, không có chính thể (như anh nói) vì dân vì nước đấy thì tôi chắc chắn đơn giản rằng anh chẳng là gì trong cuộc đời này cả, kể cả là hạt bụi cũng không có chỗ cho anh – loại người vô ơn, bội bạc. Vì sao tôi nói anh thế chắc tự anh cũng biết thôi, nhưng loại người như anh thì làm sao mà còn mặt mũi nào để “biết ơn” nữa.
Hướng về Tổ quốc thân yêu
Trước hết, anh nói “dân ngu”, vậy anh chứng minh đi, hay để tôi kể ra xem nếu đúng những gì tôi nói ra đây anh cho là “dân ngu” thì đúng là tôi cũng lạy anh. Các cuộc chiến lớn trong lịch sử dân tộc ta cho tới công cuộc xây dựng đất nước hiện nay tất cả đều có sự hiện diện và đóng góp to lớn của nhân dân. Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam. Và cho tới tận ngày nay, tinh thần bất khuất đó của người dân Việt Nam vẫn đang được phát huy trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những bản dự thảo Hiến pháp, những công cuộc đổi mới đất nước toàn diện nếu không có sự đóng góp của nhân dân thì liệu có thành công không? Trước mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, tất cả người dân Việt Nam đều có quyền trực tiếp tham gia đóng góp và xây dựng văn kiện Đại hội Đảng.... Nói tóm lại, bất cứ công việc gì của đất nước cũng đều cần có sự tham gia đóng góp của nhân dân, vì thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn rằng, phải “lấy dân làm gốc”. Người dạy rằng phải luôn coi trọng sức mạnh của dân, luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của dân, phải sâu sát và quan tâm thật nhiều đến dân.... có như thế mới tạo nên được sức mạnh vĩ đại cho đất nước, bởi sức mạnh đó là từ dân mà ra. Vậy thì lấy lý do gì mà tác giả kia lại coi thường sức mạnh của dân, cho rằng dân “không ý thức được việc mình làm”, thậm chí còn cho rằng dân là “tảng băng thờ ơ vô cảm mù quáng”. Tôi chẳng hiểu đầu anh ta để suy nghĩ hay để nhồi sỏi cát nữa mà cho rằng những người dân làm nên lịch sử lại là những người “thờ ơ vô cảm mù quáng”. Hay là vì họ mù quáng nên họ làm lên lịch sử tốt đẹp, còn anh ta sáng quá nên chỉ ngồi ăn vạ phá hoại thôi. Vậy tôi xin làm người mù quáng theo dân và hi vọng những người sáng sủa như anh chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” mà thôi.
Nhân dân các dân tộc chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc
Về “chính thể” mà anh ta nói trên, theo như tôi hiểu thì anh ta nhằm vào Đảng và Nhà nước ta chứ chẳng nói tới ai xa đâu, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn thể hiện rõ vai trò của mình, là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là một thực tiễn lịch sử không ai có thể phủ nhận được. Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không chỉ chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, mà còn khẳng định vai trò quyết định về sự lãnh đạo của của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam. Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng (1930 - 1945), với ba cao trào cách mạng lớn (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945), khi thời cơ đến, Đảng đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ, Đảng ta đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta đã giành lại nền độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân đô hộ. Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây, dân tộc ta đã bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Và cho tới tận bây giờ, Đảng vẫn tiếp tục thể hiện và phát huy rõ vai trò tổ chức và lãnh đạo nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong suốt những năm đổi mới và phát triển, Đảng không ngừng xây dựng đất nước lớn mạnh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng... Vậy những gì kể trên đều là của một “chính thể thối nát” mà anh Lăng Kính Hà Nội nói sao? Thế thì Việt Nam “thối nát” quá anh nhỉ? Thế nên anh mới không sống được, mà cũng đúng thôi, người như anh thì làm sao mà sống trong một xã hội văn minh, giàu đẹp như Việt Nam được. Người như anh ta cả đời chỉ sống trong bóng tối, sống trong nỗi sợ hãi một ngày mất đi cái bóng mà mình đang núp, và tôi tin chắc ngày đó cũng chẳng xa với anh ta đâu.
“Tôi chợt hiểu vì sao tôi sống?”
Vậy đó, ở đời cũng hay, những người không biết mình là ai thì rất hay lắm chuyện tưởng ai mình cũng biết, hóa ra cũng chỉ là “ếch ngồi đáy giếng” chẳng biết gì, kể cả chính bản thân mình. Trong khi Đảng, Nhà nước và nhân dân đang hào hứng, tưng bừng kỷ niệm ngày đại lễ 2/9 và chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc thì lại có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân lại lôi dân, lôi nước ra kể tội để kiếm được chút ít lợi lộc cho bản thân khi mà bản thân họ lại mất rất nhiều. Quê hương, gia đình, người thân, bạn bè... khi quay lại liệu họ còn nhận ra?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét