Mr.Toạc
Việc Đỗ Văn Hùng nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên bị thu hồi thẻ nhà báo và miễn nhiệm chức vụ vì có rất nhiều những phát ngôn hàm hồ, thiếu tư cách trong đó có cả những lời bỡn cợt, nhạo báng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và sự phủ định xuyên tạc thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc đã nhận được một số sự “đồng cảm” của các “nhà dân chủ” ở Việt Nam.
Đầu tiên nhà văn Nguyễn Thông với bài viết: từ chuyện Đỗ Hùng, nhớ về 2 bạn nghề xuất sắc trên Blog: thongcao55.blogspot.com (http://thongcao55.blogspot.com/2015/09/tu-chuyen-o-hung-nho-ve-hai-ban-nghe.html) mà tôi đã phân tích với các bạn ở bài trước (http://http://trangthietbihiendai.blogspot.com/.blogspot.com/2015/09/cac-nha-dan-chu-len-tieng-benh-nhau-p1.html).
Hôm nay, vì quá “nóng mắt” với những bài viết, những lời bênh vực kệch cỡm, thô thiển của các nhà “dân chủ yêu nước” nên tôi thấy nhất thiết phải chia sẻ cảm nghĩ của mình về những vấn đề này để các bạn có cái nhìn chính xác hơn về những kẻ “lưu manh giả danh trí thức” ở nước ta hiện nay.
Nhân vật tiếp theo mà tôi muốn đề cập đến là Phóng viên của Báo Lao Động – nhà báo Trung Bảo một “người bạn nghề” của Đỗ Hùng.
Trong bài viết: "Ai cấp thẻ cho nhà báo?" được đăng trên Blog viet4p.wordpress.com (địa chỉ: https://viet4p.wordpress.com/2015/09/05/ai-cap-the-cho-nha-bao/) Trung Bảo đã lớn tiếng chỉ trích cơ quan chức năng, những người quản lý hệ thống báo chí của nước ta. Với những lập luận theo kiểu dạy đời, anh này còn lớn tiếng rằng: “Bạn đọc là người cấp thẻ cho nhà báo, thừa nhận nhà báo chứ không phải những người làm báo càng không phải bởi các cơ quan suốt ngày tìm cách quản lý báo chí”
Bài viết bênh vực Đỗ Hùng trên Blog cá nhân của Trung Bảo |
Không hiểu đây là kiểu lý luận gì? Phải chăng là lý luận "cùn" của những kẻ não phẳng với văn hóa vốn văn hóa tủn mủn. Không chỉ riêng Việt Nam mà ở quốc gia nào cũng vậy, mọi cơ quan truyền thông báo chí phải được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Thông tin truyền thông hay Bộ Văn hóa. Nhà nước cấp phép hoạt động, bảo trợ sự an toàn cho phóng viên khi tác nghiệp. Vì vậy mọi hoạt động của phóng viên cũng như của các tòa soạn phải dựa trên những quy tắc, quy định và có một chế độ kiểm duyệt rõ ràng.
Thử hỏi, khi phóng viên tác nghiệp, đi phỏng vấn, lấy tin viết bài xảy ra xô xát, bị tấn công thì ai, cơ quan nào đứng ra bảo vệ? Chắc chắn là cơ quan Công an dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng và cao nhất là Nhà nước.
Tấm thẻ nhà báo cũng như tấm hộ chiếu, visa có giá trị về mặt pháp lý, được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho phóng viên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Và vì tấm thẻ đó mang tính pháp lý nên tất nhiên nhân dân không thể là người cấp cho nhà báo được mà phải là các đơn vị quản lý báo chí. Điều này chắc "nhà báo" phải hiểu rõ hơn chúng tôi chứ?
Tự do ngôn luận, tự do báo chí hay nói cách khác chính quyền luôn đảm bảo quyền tự do dân chủ cho mọi người dân. Nhưng, "dân chủ quá đà" thì e là không được đâu "ông nhà báo" ạ!
Làm bất cứ công việc gì trong xã hội cũng vậy thôi ngoài tính nguyên tắc là sự tuân thủ pháp luật và những quy định của ngành còn có cả lương tâm, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Người cầm bút như các anh mà không có hai chữ "đạo đức" thì cũng chỉ là hạng vứt bỏ, ẩn chứa đầy rẫy những rủi ro, nguy hiểm cho xã hội.
Nhân tiện tôi cũng cung cấp thêm cho anh một thông tin là chính nhân dân rất phẫn nộ với những việc làm của Đỗ Hùng. Nhiều người đã có những phản ứng hết sức gay gắt làm cơ sở để các cơ quan quản lý báo chí tước thẻ nhà báo, cũng như việc đơn vị chủ quản là Báo Thanh niên đã ra Quyết định miễn nhiệm với anh ta.
Anh có muốn biết lý do vì sao quần chúng nhân dân lại làm như vậy không? Vì Đỗ Hùng đã đi ngược lại với lợi ích của dân tộc. Anh ta đã "tự rút súng bắn vào chân" mình khi phản bội lại niềm tin của nhân dân với đội ngũ nhà báo những người mà theo họ làm công việc phản ánh thời sự chính trị xã hội một cách chính xác, chân thực, khách quan nhất.
Không chỉ vậy Trung Bảo còn buông lời thách thức: "Đừng tưởng thu thẻ nhà báo thì nhà báo không còn là nhà báo. Nghề báo là một thứ nghề người ta có thể làm suốt đời, trong vai trò này hay vai trò khác. Báo chí không thể bị quản lý nhưng quan chức báo chí rất dễ quản lý, chỉ cần cho chút bổng lộc thì nói gì cũng nghe".
Nói chung là đắng! đắng lòng với những con người như anh, tôi nói thật anh ăn gì mà nói năng bát nháo thế? Nói cho anh biết, đừng cố đánh đồng giữa tấm thẻ nhà báo với quyền tự do báo chí, đừng cố gieo những con chữ sai lệch để đánh lạc hướng dư luận nữa, vô ích thôi! Chỉ có giống vô chính phủ, ngoài vòng pháp luật mới không chịu sự quản lý của bất cứ cá nhân tổ chức nào thôi đừng có quy chụp tất cả mọi người đều có thể mua chuộc được bằng tiền. Đừng nghĩ ai cũng xấu bụng như mình! Tiền bạc, vật chất đôi khi không phải là tất cả, và ở đâu cũng có những nhà báo chân chính hết lòng hi sinh vì nghề nghiệp vì mục tiêu xây dựng đất nước.
Nhà báo chân chính phải là những người ngoài tài năng còn đòi hỏi sự tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp. Những người như anh và Đỗ Hùng tốt nhất cũng nên thải loại cho vào sọt rác tránh để chuyện "con sâu làm giàu nồi canh".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét