Đồng Phì @
Trước thềm đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, phái đoàn Hoa Kỳ do trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski dẫn đầu cùng với một số quan chức đã tiếp xúc với nhóm 15 “rận chủ” trong nước dưới danh nghĩa đại diện của “các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam”. Sau khi nghe các nhà “dân chủ” cung cấp thông tin xuyên tạc về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam, phái đoàn Hoa Kỳ đã bày trò lấy ý kiến số này theo mô hình dân chủ kiểu Mỹ, giả sử 15 người này giữ cương vị thượng nghị sỹ Hoa Kỳ biểu quyết về việc thông qua hay phản đối việc cho phép Việt Nam tham gia TPP. Biểu quyết cho thấy 5/15 ủng hộ, 9/15 phản đối, 1 phiếu trắng. Tưởng đoàn kết thế nào, hóa ra từ trong cuộc “bỏ phiếu” đến sau cuộc gặp, nhóm “rận chủ” cầm đầu cốt cán này lại đánh nhau như chó với mèo. Thành phần 15 người được bà Tham tán chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ là Jenifer Neidhart de Ortiz triệu tới bao gồm “hội anh em dân chủ”, “con đường Việt Nam”, “lao động Việt”, “hội nhà báo độc lập”, “diễn đàn xã hội dân sự”, “mạng lưới blogger Việt Nam”, “hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo”, “nhà xuất bản giấy vụn”, “No-U Sài Gòn”, “hội bầu bí tương thân”, “hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam”, “dân làm báo”.
Vì là một tập hợp của 12 tổ chức chống đối, năm bè bảy mối như vậy nên “bỏ phiếu” xong ra về, chúng sinh sự cãi nhau loạn xạ. Phe ủng hộ bao gồm Nguyễn Văn Đài và những kẻ khác ủng hộ “hội anh em dân chủ” Nguyễn Văn Đề, Thúy Nga, Nguyễn Trung Tôn và thêm ông tiến sỹ phản lại chính truyền thống gia đình mình là Nguyễn Quang A.
Đại diện phe ủng hộ Hoa Kỳ thông qua TPP là Nguyễn Văn Đài cho rằng, bản chất và mục đích của TPP nằm trong “chiến lược xoay trục của Mỹ về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm mục đích kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc về chính trị, quân sự, kinh tế và lãnh thổ”, vào TPP thì nhân quyền Việt Nam sẽ tốt hơn, sẽ “thoát Trung” hơn, gần Mỹ hơn và ông ta tin rằng “Bộ Ngoại giao và Chính phủ Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để dành được kết quả tốt nhất trong việc đối thoại nhân quyền với Việt nam”, và “chế độ cộng sản Việt Nam được thay đổi khi Việt Nam vào TPP”. Trước đó, Nguyễn Văn Đài đã phản pháo “dân làm báo” của Vũ Đông Hà tiết lộ nội dung cuộc gặp, vi phạm thỏa thuận không cho những người tham dự công khai nội dung cuộc gặp này.
Nguyễn Quang A đã lớn tuổi nên “ngoa ngoắt” hơn với những câu từ như: “Mình thường chỉ dựa cột mà nghe chứ không bàn cãi tào lao”, “thằng Lái Gió đưa bài của nó, mình đọc thấy tò mò tìm hiểu thêm về chuyện này. Và thực sự phải bật cười. Có quá nhiều người không biết, không chịu dựa cột mà nghe lạ cứ thưa thốt thao thao bất tuyệt, thậm chí có người có ý lên án mấy hội đoàn hay mấy ông đại diện bỏ “phiếu thuận” và lên mặt dạy họ thế nọ thế kia nữa mới kinh”. Rồi “Hai chuyện tách bạch như vậy, rõ như vậy mà có người cứ muốn lẫn lộn và muốn các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam phải “thống nhất” khuyên họ bỏ phiếu “chống” lại kết quả (có thể có) của chính ông Obama (có ông còn đưa ý của tổng thống Obama của nước ông ta ra để hù 5 người Việt Nam khuyên mấy nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu “thuận” cho thỏa thuận của Tổng thống Mỹ đạt được với Việt Nam) thì quả thực là lạ và hết sức nực cười. Xin lạy các bố ạ”.
Nhóm phản đối gồm 9 phiếu, chiếm đa số, với đại diện hùng hổ nhất là Vũ Đông Hà và Nguyễn Xuân Nghĩa. Ông chủ “dân làm báo” Vũ Đông Hà đầu tư viết một bài phân tích rất dài “Vài suy nghĩ về 5 lá phiếu thuận cho VN gia nhập TPP” công kích thậm tệ những người bỏ phiếu ủng hộ và phiếu trắng, phê phán những “rận chủ” tham gia không chuẩn bị “tư thế tham dự” sự kiện chính trị này, đáng ra phải là “tiếng nói, quan điểm của những người đại diện cho những nhóm, tổ chức đang hoạt động cho nhân quyền, tự do tôn giáo hay phát triển về xã hội dân sự tại Việt Nam”. Mắng nhiếc những đối tượng còn lại không có những “chuẩn bị tối thiểu”: “Ngay trong công việc hàng ngày, làm việc cho một công ty, trước khi đến tham dự một buổi họp, chúng ta đều phải có những chuẩn bị tối thiểu. Trong những vấn đề lớn hơn, ảnh hưởng đến quốc gia lại còn đòi hỏi những nỗ lực chuẩn bị nhiều hơn. Buổi tiếp xúc với phái đoàn Hoa Kỳ vừa qua là một thí dụ điển hình”. Vũ Đông Hà tỏ thái độ áp đặt số còn lại theo hướng đáng lẽ phải thống nhất 100% quan điểm phản đối Việt Nam tham gia TPP, chứ không phải “tòi” ra 5 phiếu thuận: “Trong buổi tiếp xúc vừa qua, bạn cần phải biết bạn sẽ gặp những nhân viên cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ trong lãnh vực nhân quyền, là thành phần đứng về phía đòi hỏi tôn trọng nhân quyền, cải thiện đời sống người lao động và công đoàn độc lập cho Việt Nam. Dù muốn dù không, bạn không còn là một cá nhân, không thể cho rằng ý kiến của bạn là ý kiến cá nhân và không phải chịu trách nhiệm về những ý kiến đó”. Thậm chí, Vũ Đông Hà còn móc máy phe phiếu thuận là biến nó thành nơi xin tiền (“hội anh em dân chủ” của Nguyễn Văn Đài), “kể lể về cá nhân bạn, những hoạt động của bạn hay thành tích của tổ chức bạn”…nhìn chung tỏ ra rất coi thường những thành phần khác tham dự buổi gặp và khinh rẻ 5 người bỏ phiếu ủng hộ Mỹ cho Việt Nam vào TPP.
Nguyễn Xuân Nghĩa cũng chẳng kém cạnh, ông ta bày tỏ không tin Hoa Kỳ có khả năng thay đổi chế độ ở Việt Nam vì lịch sử chứng minh “Mỹ lúc nào cũng thua” từ chiến tranh nóng, lạnh đến “diễn biến hòa bình”, lên án những người bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam vào TPP là “tiếp tay cho Trung Quốc” vì các doanh nghiệp Trung Quốc đang đổ sang đặt cơ sở làm ăn tại Việt Nam để đón sóng TPP, là kéo dài sức mạnh tồn tại cho Đảng Cộng sản Việt Nam, phàm cái gì có lợi cho đối phương thì phải chống.
Nói chung, cái gì mà liên quan đến quyền lợi là y như rằng đội “rận chủ” lại xâu xé nhau. Mới tỏ vẻ tổ chức ta đây mạnh hơn, ý kiến ta đây chuẩn hơn trong một cuộc bỏ phiếu giả định mà còn thế, thì những vấn đề khác chắc còn đánh nhau hung hãn hơn nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét