Thanh Ba
Có phải không con đường đẹp nhất.
Là con đường thống nhất muôn năm.
Có phải không con đường đẹp ấy.
Được xây bằng nước mắt, mồ hôi.
Nếu được chọn ta một lần chọn mãi.
Dấn thân mình theo ánh sáng Mác – Lê.
Từ hôm nay và ngày sau vẫn thế.
Nguyện một lòng, sáng mãi dạ “Hồng Quang”.
Mai Chiếu Thủy
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử dân tộc, Nhà nước ta luôn phải đối diện với các thế lực ngoại xâm và nội phản. Bọn chúng tích cực, ráo riết và đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa hòng làm suy giảm niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận. Một trong những vấn đề chúng tập trung chống phá là phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tiến tới phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể là tiến hành đấu tranh đòi xóa bỏ Điều 4 hiến pháp nước ta. Mà hiện thân tiêu biểu cho những thế lực chống phá ấy là: thư ngỏ 61, nhóm 8406 do linh mục Nguyễn Văn Lý cầm đầu, hay kiến nghị do 1 nhóm trí thức ngông cuồng vạch ra nhằm sửa đổi hiến pháp và thể chế nước ta…
Dưới góc độ một sinh viên, một người trẻ tuổi, tôi có đôi điều muốn bày tỏ đôi điều suy nghĩ của mình về con đường và chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang đi lên, phấn đấu:
Nhận thấy rằng trên các diễn đàn như “Việt Tân”, “Dân làm báo”,… có rất nhiều bài viết chê bai, phủ nhận, xét lại chủ nghĩa Các Mác-Lê-nin,… tôi tự hỏi rằng: Phải chăng chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận sai lầm và nếu không sai lầm thì cũng đã lỗi thời như ý kiến của những “nhà dân chủ”, “bất đồng ý kiến”,… thường rêu rao? Và để làm rõ câu hỏi đó, bản thân tôi đã tự đi tìm hiểu trong các tài liệu, kết quả là: Lời nói của những người tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà yêu nước”,… hoàn toàn không đúng và còn có phần bịa đặt, duy ý chí. C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin luôn coi lý luận của các ông là phương pháp luận cho hành động. Học thuyết Mác – Lênin là học thuyết mở, luôn được nạp thêm năng lượng mới từ cuộc sống. Ph. Ăng-ghen đã từng nói rằng “không nên coi chủ nghĩa của chúng tôi là 1 liều thuốc linh ứng lời mọi câu hỏi của cuộc sống, cùng lắm chúng tôi chỉ gợi ý phương pháp để đời sau tiếp tục phát triển”.
Chỉ có giáo điều, không nghiên cứu lý luận một cách thấu đáo để vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc mình trong từng thời kỳ thì mới dẫn đến thất bại và làm hoen ố, thui chột những giá trị sống động, biện chứng của nó. Chính vì vậy mà Ph. Ăng-ghen đã nhìn nhận trước được những vấn đề đó mà đã từng nhận xét rằng “tất yếu chỉ mù quáng chừng nào ta chưa nhận thức được nó”.
Vậy xin hỏi các nhà “chính trị ma” “tri thức học” như Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang A… các vị đã đủ nhận thức và tầm hiểu biết để hiểu rõ về chủ nghĩa Mác và con đường phát triển tất yếu, tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội chưa mà đòi “xét lại” mà đòi “mensevich”. Thật là mù quáng về lý luận, bốc đồng về nhận thức.
Bộ mặt thật của những nhà "dân chủ" |
Với sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào. Lợi dụng việc đó, các nhà chính trị “dởm”, các nhà “dân chủ vui tính” đã tung ra đủ thứ luận điệu nhằm bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và rêu rao về sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản. Nguy hiểm hơn cả là trong trào lưu đó, không chỉ có kẻ thù của chủ nghĩa Mác – Lênin mà cả một số người trước đây một thời được coi là cộng sản, giờ đây cũng ra sức xuyên tạc, bác bỏ, công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những nhà cách mạng lão thành mà ở họ kinh nghiệm và lý luận trở nên vô cùng chắc chắn. Và một nỗi đau lớn của chúng ta đó là sự kiện của bức thư ngỏ 61 với các lão thành cách mạng, nghệ sỹ quay lưng lại với chế độ với đảng với nhà nước.
Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu được rằng sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có một phần nguyên nhân từ sự xa rời bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính trong lịch sử cách mạng Việt Nam đã minh chứng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận thống nhất, là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Đây là sự thật lịch sử không thể bác bỏ, đồng thời là minh chứng hùng hồn cho sự tất thắng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bước vào thế kỷ XI, xu hướng của các quốc gia trên thế giới là tiến hành hợp tác đa phương hoá toàn diện và thế là các nhà tự xưng mình là dân chủ đã đưa ra những luận điệu hết sức hùng hồn rằng: Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó. Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó. Các nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại giờ đã chạy theo nền kinh tế tư bản, “chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo “kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc” từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986, cái mà gọi là “thành tựu của 30 năm đổi mới” chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó”. Các thế lực thù địch và đặc là Mỹ đã có 1 nhận định hùng hồn rằng “ nếu chúng ta cố chờ thêm 1 thời gian nữa thì cộng sản Việt Nam sẽ tự đi theo chủ nghĩa tư bản” và chúng nghĩ rằng chúng có thể làm sụp đổ chế độ cộng sản Việt Nam dễ dàng như 1 tác phẩm của tổng thống Nixon “1999-chiến thắng không cần chiến tranh”.
Chúng ta có thể thấy rằng, đây là điều hết sức phi lý, bởi vì một điều rõ ràng là, trong quá trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và phải đi trước một bước. Đảng ta cũng khẳng định, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải gắn kết với nhau, nhưng đổi mới chính trị phải trên cơ sở thành tựu của đổi mới kinh tế và phục vụ cho tiếp tục đổi mới kinh tế, ngược lại, đổi mới kinh tế phải đúng định hướng chính trị, phải góp phần tăng cường ổn định chính trị. Đảng ta đã luôn đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và đưa ra được đường lối, chủ trương, chính sách cùng với cách làm cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Có thể khẳng định, chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thành công nếu xa rời lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình thống nhất. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng đường lối đổi mới đúng đắn, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã vượt qua tình trạng đói nghèo, kém phát triển; tình hình chính trị, kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh tiếp tục ổn định, phát triển; uy tín, vị thế của nước ta không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng; an sinh xã hội được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu trên nhiều mặt… Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó. Chủ nghĩa Mác – Lênin là sự kết tinh và phát triển trên một tầm cao mới trí tuệ của nhân loại, là lý luận cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và loài người tiến bộ nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Những người Việt Nam chân chính, những người có lương tri trên thế giới đều nhận thức rõ ràng điều này. Bởi vậy chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đó để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trước mắt là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và mục tiêu lâu dài xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét