Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Thay đổi "lối mòn" trong Lễ khai giảng năm học mới - việc nên làm

Mr.Toạc

Đã từ rất lâu rồi chúng ta quen với cảnh học sinh ngồi xếp hàng ngay ngắn, ngăn nắp, chờ đợi những vị đại biểu khách mời đến dự lễ khai giảng của trường mình. Nắng nóng, mưa dầm,không khí oi bức, sự ngột ngạt… cùng những khuôn mặt rệu rã của các em nhỏ vì phải đợi, phải chờ ở ngoài trời quá lâu. Những thủ tục nhiêu khê phiền hà cứ thế lặp đi lặp lại từ năm học này đến năm học khác.

Rất nhiều người đều đồng nhất quan điểm cho rằng, đây không còn là ngày hội tựu trường của các em nữa mà thay vào đó nó là diễn đàn của người lớn. Họ tổ chức lễ khai giảng cho các em nhưng dường như đang tự biến mình và những vị khách của mình thành nhân vật chính vì những mục đích khác nhau.
Tranh biếm họa về sự vất vả của các em học sinh trong các lễ khai giảng năm học mới trước đây (nguồn Internet)
Tuy nhiên từ năm học 2015-2016 này sẽ có những thay đổi đáng kể trong cách thức tổ chức, tiến hành một buổi Khai giảng năm học mới. 

Phát biểu tại “Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016 giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” do Bộ GD-ĐT tổ chức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể như sau: “Cả nước cùng khai giảng một buổi, cùng một giờ, cùng một thời khắc, cùng hát quốc ca, cùng chào cờ, cùng đọc thư Chủ tịch nước. Hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn còn phần sau là để ngày hội cho thầy cô giáo và các cháu. Chúng ta làm thực sự vì học sinh. Chúng ta xem lại những lễ khai giảng trước vì các cháu hay vì người lớn?”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn cho rằng căn bệnh hình thức đã ăn sâu vào trong các lễ khai giảng năm học mới của nhiều năm qua. Trong đó có việc nhiều lãnh đạo nói dai, nói dài. 

Những lời phát biểu chỉ đạo của  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một nhà lãnh đạo tài năng nhưng cũng hết sức giản dị, gần dân này lật tức nhận được sự ủng hộ của đông đảo Nhà trường, phụ huynh, học sinh, và cả cộng đồng. Đây là vấn đề không chỉ thể hiện sự đổi mới tư duy mà còn thể hiện tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục.


Rất nhiều trường học sẵn sàng tiếp thu, sẵn sàng thay đổi những thủ tục rườm rà trước đây để tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trong ngày Khai trường. 

Một số đơn vị trường học cũng như "mở cờ trong bụng" khi tiếp cận được quan điểm chỉ đạo của ngài Phó Thủ tướng. Các trường này quyết tâm bỏ những thủ tục hình thức trong ngày khai trường năm nay cụ thể như: bỏ việc đón tiếp lãnh đạo đến phát biểu ý kiến, chỉ đạo giao nhiệm vụ cho thầy và trò, đánh trống khai giảng... 

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn ra một công văn gửi tới các trườngtrong thành phố, hướng dẫn tiến hành lễ khai giảng theo quan điểm chỉ diễn ra trong vòng 1 tiếng, từ 7h30 - 8h30. Nội dung lễ khai giảng chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh.
Ngày mai chắc chắn những nụ cười này sẽ xuất hiện ở khắp các trường học 
và trên khắp các mặt báo
Chờ đón ngày hội khai trường 5/9, chờ đón những nụ cười hồn nhiên, tươi thắm của các em học sinh để tất cả chúng ta cùng chờ đón một năm học mới với những sự khởi đầu mỹ mãn nhất




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét