Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Syria miếng bánh ngọt của các nước lớn

Quê mẹ

Từ cuối 2012 đến nay khi mà Trung Quốc có những hành động gây hấn trên biển Đông, và thực hiện các hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, vi phạm Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc, tiêu biểu như vụ gian khoan HD-981 xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Gần đây, có nhiều người đưa ra quan điểm Việt Nam cần phải đi theo nước này để chống nước kia, làm đồng minh chiến lược với nước lớn này để chống nước lớn kia. Không biết đến bao giờ mọi người mới hiểu được câu “tự mình là hạnh phúc”, có nghĩa là phải tự lực cánh sinh, phải biết mình là ai? mình đang đứng ở vị trí nào? mình đã và đang làm gì? Mình sẽ làm gì? Chỉ có nắm vững được tình cảnh của chúng ta, thì mới đề ra kế hoạch và phương sách đúng, đặc biệt nếu không tự lực cánh sinh thì rất dễ bị chèn ép về mặt chính trị, mất quyền tự quyết vận mệnh của dân tộc sẽ là miếng bánh ngọt của các nước lớn..

Trong bài viết này, tác giả muốn bàn luận một vài điều có liên quan đến tình hình chính trị trên thế giới hiện nay mà cụ thể là tình hình bất ổn tại Syria để rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay.

Thời gian gần đây báo chí trong nước và thế giới đang liên tục đưa tin về hình ảnh một thi thể của cậu bé người Syria trôi dạt vào bờ biển của Thổ Nhĩ Kì sau một quá trình vượt biển khơi, chạy tị nạn chiến tranh không thành…

Sau hình ảnh đầy đau thương đó, cả thế giới mới lại tiến hành đánh giá tình cảnh người dân Syria sinh sống ra sao trên mảnh đất mà cha ông của họ đã từng sống lâu đời…và nó thật khủng khiếp, người ta tóm lại rằng ở đó là nơi tồi tàn nhất của thế giới, khi mà các điều kiện sinh hoạt đơn thuần nhất cũng không được đảm bảo. Lương thực, thực phẩm, thuốc men không có, và cũng không được sản xuất, đặc biệt là các lực lượng có vũ trang tiếp tục tiến hành giao tranh, ở Syria hiện nay người dân đang bị kìm kẹp bởi 3 lực lượng chính đó là phía chính phủ của Tổng thống Basar Assad, lực lượng đối lập chính phủ được hậu thuẫn của Mỹ, cuối cùng là tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo cực đoan IS..

Tai sao Syria lại rơi vào tình cảnh khốn khổ như vậy?
Bản đồ Địa Trung Hải
Bản đồ căn cứ quân sự Tatus của Nga tại Syria từ năm 1971 đến nay
Nhìn vào các bản đồ trên cho chúng ta thấy Syria là nước có địa chính trị quan trọng đối với các nước lớn đặc biệt là giữa Hoa kỳ và các nước phương Tây với Nga, do đó các nước đều muốn thao túng nền chính trị của Syria nhằm mục đích cản trở, bao vây cô lập nhau.. từ năm 1970, Syria dưới thời Tổng thống Hafez al-Assad (Bố của Tổng thống Basar Assad) là một đối tác thân cận, chiến lược với Liên Xô cũ, nay là Nga. Năm 1971 Tổng thống Hafez al-Assad cho Liên Xô thuê một căn cứ hải quân Tartus, đây là căn cứ Hải quân duy nhất của Liên Xô cũ trước đây và Nga hiện nay tại Địa Trung Hải. Các nước phương Tây và Hoa Kỳ từ thập niên 70 của thế kỷ 20 đã hiểu rằng nếu để Nga lập thêm một căn cứ hải quân hoặc mở rộng căn cứ hải quân Tartus thì điều này đồng nghĩa lợi ích của Mỹ và đồng minh phương Tây bị đe dọa nghiêm trọng chính vì vậy Hoa Kỳ và các nước phương Tây tìm mọi cách xây dựng và ủng hộ lực lượng đối lập tại Syria, có thời điểm Hoa Kỳ duyệt chi tới 70 triệu USD cho phe đối lập với chính phủ của tổng thống Basar Assad. Còn phía Nga, họ cũng hiểu rằng nếu để mất căn cứ hải quân Tartus thì đồng nghĩa Hạm đội biển đen của Nga tại biển Đen giống như con cá nằm trong giỏ, sẽ bị bao vây cô lập hoàn toàn, do đó Nga tìm mọi cách duy trì ảnh hưởng của mình tại Syria, bằng việc cung cấp tiền và đào tạo quân đội cho chính phủ Syria, đích thân tổng thống Nga, ông Putin đã tuyên bố trên các phương tiện truyền thông rằng Nga đang đào tạo và cung cấp vũ khí cho quân đội Syria để chống lại các tổ chức khủng bố nước này.

Hiện nay, ở Syria tồn tại rất nhiều cuộc chiến, đầu tiên đó là cuộc chiến giữa chính phủ của tổng thống Basar Assad với phe đối lập được sự hậu thuẫn bởi Mỹ và các nước phương Tây, thứ hai là cuộc chiến giữa chính phủ của ông Assad với tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo cực đoan IS, cuộc chiến thứ 3 giữa các phe đối lập với nhau do bất đồng lợi ích, cuộc chiến thứ 4 là giữa các phe đối lập với tổ chức khủng bố IS vì mục đích sinh tồn của mình, IS đang muốn xóa bỏ các phe phái chính trị tại Syria.

Hậu quả của ván cờ giữa các nước lớn là tình cảnh đói khát, sống trong tuyệt vọng của người dân Syria, theo thống kê mới nhất của tổ chức quốc tế về người tị nạn, đã có khoảng 11 triệu người Syria đã di tản sang các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập.. đặc biệt là tình trạng di tản ồ ạt của người dân Syria sang các nước trong khối Liên minh châu âu EU, đang làm đau đầu giới chức lãnh đạo của các nước này, và đặc biệt đang tạo ra tình trạng phân hóa quan điểm trong việc xử lý tình trạng di cư tự do.
Người dân Syria đang tìm mọi cách lánh nạn chiến tranh
Từ tình trạng bất ổn của Syria có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn, giải quyết vấn đề biển Đông, chủ quyền biển đảo. Đó là chúng ta phải tự lực cánh sinh, không được kỳ vọng vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, đồng thời chúng ta sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy đối với tất cả các nước nếu họ thực tâm có thiện chí làm bạn, làm đối tác với Việt Nam. Đặc biệt không để các nước sử dụng Việt Nam làm căn cứ quân sự chống một nước khác…







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét