Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Suy ngẫm về đạo làm văn

Chảnh

Nghiệp cầm bút viết văn là một nghề cao quý được xã hội tôn vinh, nhà nước tạo điều kiện phát triển. Đã từ lâu nghiệp cầm bút viết văn được mọi người đánh giá là một mặt trận, ở đó không có sự xuất hiện của gươm giáo, khói lửa đạn bom, thế nhưng những người cầm bút vẫn là những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận để thực hiện thiên chức “phù chính trừ tà”. Ngay trong thời phong kiến các Nho sỹ xưa đã có một nguyên tắc bất di, bất dịch đó là “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”, họ quan niệm văn chương không dùng để giải trí mà là để truyền thụ đạo lí thánh hiền (văn dĩ tải đạo), đồng thời văn chương còn dùng để nói lên tư tưởng của nhà nho trước cuộc đời (thi dĩ ngôn chí).

Trong thời kì trung đại, tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng có quan niệm dùng văn để tải đạo, tất nhiên cái “đạo” trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu nó không chỉ đơn thuần nằm trong khuôn khổ đạo lí của nho giáo nữa, mà nó được hiểu sâu rộng hơn đó là “đạo yêu nước thương nòi”. Thơ văn phục vụ đất nước và vì quần chúng Nhân dân và thơ văn còn là ngòi bút chiến đấu bảo vệ Nhân dân,và phụng sự đất nước.

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

“Phù chính trừ tà” là thiên chức, là nhiệm vụ thiêng liêng và cũng có rất hiểm nguy, gian lao vất vả, thế nhưng đối với những nhà văn, nhà thơ yêu nước họ sẵn sàng vượt qua tất cả hiểm nguy đó để phụng sự cho Tổ Quốc.

Trong thời đại Hồ Chí Minh cũng vậy, thơ văn và người cầm bút viết văn cũng tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, tiếp tục phụng sự cho Tổ Quốc và phục vụ Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi văn chương là một vũ khí sắc bén, góp phần to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ Quốc, vì vậy trong dịp nói chuyện với các văn nghệ sỹ năm 1951 người cũng đã khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Quả đúng như những khẳng định của người, các văn nghệ sỹ vẫn luôn thực hiện tốt thiên chức của người cầm bút, có những cống hiến to lớn cho đất nước, cho Nhân dân, điều đó được thể hiện rõ qua hai thời kì cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu nước. Đã có những cây bút nổi tiếng trưởng thành trong thời kì kháng chiến như nhà văn Nguyên Ngọc với tác phẩm “Đất nước đứng lên” hoặc Nguyễn Tuân với tác phẩm “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”. Những tác phẩm văn chương như đã thúc giục biết bao thế hệ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, góp phần đấu tranh trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đấu tranh khơi dậy tình yêu nước quê hương đất nước, thức tỉnh biết bao người lầm đường theo giặc quay lại với Tổ Quốc. Tất cả những điều đó cho ta thấy được văn chương thời kì này đã làm tốt sứ mệnh, thiên chức của mình, góp phần to lớn cùng toàn Đảng và toàn dân ta làm nên cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại.

Ảnh: Hội thảo Khoa học - Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế
Khi đất nước không còn tiếng súng và khói lửa của chiến tranh, văn chương lại một lần nữa hòa mình cùng cả dân tộc theo tiếng gọi của Đảng để xây dựng đất phát triển kinh tế đất nước nước, văn chương như một tấm gương phản chiếu lại thời đại, phản ánh những thành tựu của Đảng và Nhân dân ta trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Có thể nói, văn chương và người cầm bút sáng tác trong bất kì thời đại nào cũng luôn hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, phụng sự đắc lực cho Tổ Quốc và phụng sự Nhân dân, đồng hành cùng toàn Đảng và toàn dân ta thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội Dân chủ - Công bằng - Văn minh.

Ngày nay dưới sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự tác động và can thiệp của các thế lực trong và ngoài nước, sự thao túng của đồng tiền, không ít những người tự ngộ nhận mình là nhà văn, nhà thơ, hoặc ở họ đã đánh rơi mất thiên chức cao quý của người cầm bút để sử dụng “ngòi bút ma quỷ” bôi nhọ, làm “vấy bẩn” hình ảnh của đất nước và đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc chỉ vì mưu lợi thấp hèn của cá nhân. Những hội nhóm liên tiếp ra đời và hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta như Hội nhà báo độc lập Việt Nam, Văn đoàn độc lập Việt Nam,… Đây quả thực là một điều đáng buồn!

Một tác phẩm văn chương được ra đời luôn cần phải nói lên được tiếng nói và khát vọng thiêng liêng của triệu trái tim người Việt, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi con đường và mục tiêu xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa mà dân tộc ta đã lựa chọn, ngược lại đối với những người lợi dụng văn chương để mưu lợi cá nhân sẽ bị xã hội lên án xóa bỏ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét