Hồng phong
Đời người, dẫu chỉ là một giây phút mỏng manh nhưng chính những cái tầm thường và nhỏ nhoi ấy đã hóa thành dòng kỉ niệm đong đầy kí ức mỗi người. Một sáng đi học với cái cười nghiêng nắng của cô giáo, một chiều thả diều với những cơn gió hạ hay những tối trăng lên ngồi nghe bà kể chuyện... Tất cả, tất cả cứ như những cơn gió ùa về thổi bay đi những nỗi buồn sâu thẳm và cuốn theo trái tim tôi đến nhịp đập hai chữ “quê hương”. Tôi vẫn còn nhớ khi còn là học sinh Dũng và tôi đều được bà ngoại đưa đón qua con đường làng mỗi ngày, cho đến khi thi đậu đại học, cuối tuần nào Dũng và tôi đều hối hả bắt xe khách từ Hà Nội về thăm quê. Cứ thế, tuổi thơ chúng tôi lớn lên hồn nhiên theo năm tháng.
Năm thứ 2 đại học, Dũng ít về quê hơn. Tôi đã không còn nhận ra hình ảnh của một người bạn vô tư, hồn nhiên và đôi khi còn rụt rè thuở nào? Tấm gương về một thanh niên hiếu học, được bạn bè ngưỡng mộ nay đã phai nhòa, thay vào đó là một hình ảnh ăn chơi, đua đòi đầy tốn kém.
Sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo, Dũng luôn được gia đình chu cấp đầy đủ, thế nhưng với thói ăn chơi vô độ thì tiền nào cũng hết. Đã bao lần Dũng phải đi vay tiền bạn bè, túng bấn thì trộm cắp vặt, nhiều hơn là đi vay nặng lãi... Những của cải bao nhiêu năm cha mẹ Dũng tích góp nay cũng phải thay nhau “đội nón ra đi”, ấy vậy mà bạn bè cứ lầm tưởng sau vụ gia đình ra trả nợ cho Dũng thì y biết ăn năn, hối lỗi để tu chí học tập, nào ngờ vẫn thói “ngựa quen đường cũ” ăn chơi mạnh tay hơn trước rồi bỏ học sống lang thang ngoài Hà Nội.
Dũng lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được mọi người biết đến là người hiếu học và giành giải Ba trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do VTV3 tổ chức, song lại thiếu suy nghĩ và lập trường chính trị không vững vàng. Nhận thấy điểm yếu này, những phần tử cơ hội đã móc nối, sử dụng Dũng làm công cụ hữu ích để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và gây rối trật tự công cộng…
Là một thanh niên năng động nhưng nhận thức chính trị chưa rõ ràng, Dũng luôn muốn khẳng định vị trí của mình từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ra ngoài xã hội cho đến khi đắm chìm trong thế giới ảo. Dân Làm Báo, VOA, VIệt Tân đã giúp Dũng thỏa mãi “ham muốn” cá nhân đê hèn của mình. Bằng việc đăng tải và xây dựng Dũng như một hình tượng cho giới trẻ thế hệ mới có hoài bão “canh tân đất nước” mà thực chất là một hoạt động phá hoại ngầm về tư tưởng của bè lũ "rân chủ rởm đời". Thật không may, Dũng đã mắc bẫy. Khi thói ăn chơi đã thành một thói quen khó từ bỏ thì hắn lại hành động một cách điên cuồng, không từ một thủ đoạn đê hèn nào cả, chỉ miễn sao kiếm được tiền để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng được và con đường lầm lỗi |
Trước những hành vi vi phạm pháp luật, bằng hình thức giáo dục, tuyên truyền từ người thân, bạn bè và cả việc cơ quan công an đã đưa Dũng đi học tập cải tạo, nhưng Dũng chẳng hề nhận ra sai lầm của mình mà ngược lại, đồng bọn Dũng lại sử dụng lí do đó để nhằm cổ vũ, hô hào những kẻ khác kế tục đi theo con đường lầm lỗi của Dũng.
Trở về miền quê xưa, trong tiết trời mùa thu tôi chợt nhớ đến Dũng, người bạn thân từ thủa thiếu thời của mình. Trên con đường thời thơ ấu mà tôi và Dũng đã cùng bước đi, lòng vẫn luôn khắc khoải cầu mong Nguyễn Viết Dũng sớm cải tạo tốt, biết nhận ra những lỗi lầm, để sau khi mãn hạn tù sẽ trở thành người con người có ích cho gia đình và xã hội. Đồng thời cũng rất mong mọi tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần lên tiếng đấu tranh chống lại những luận điệu, mưu đồ của đồng bọn đang mượn danh của Dũng để kiếm tiền. Những hành động đấu tranh của các bạn sẽ là một hành động giúp tôi cứu được một người bạn thoát khỏi vòng vây của tội lỗi để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét