Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Lặng người trước hình ảnh thi thể cậu bé người ba tuổi người Syria dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ


Bống @
Nhân viên cảnh sát bế thi thể cậu bé Aylan lên bờ 
Ảnh: AP
Họ vì nghèo đói, vì bất ổn chính trị và vì rất nhiều lý do khác nữa mà phải rời bỏ quê hương, từ bỏ "nơi chôn rau cắt rốn" của mình để đến tìm kiếm cơ hội đổi đời ở những vùng đất hứa. 

Hành trình vượt biên sang "trời Âu" của họ không hề bằng phẳng mà rất đỗi gian nan. Rất nhiều người trong làn sóng di cư sang Châu Âu phải đánh đổi cả tính mạng của người thân cũng như tính mạng của chính bản thân mình

Theo hãng thông tấn CNN, tính riêng năm nay đã có hơn 2.600 người thiệt mạng khi vượt Địa Trung Hải để tới "lục địa già", cao hơn gần 20% so với năm ngoái. Theo một cơ quan cứu trợ, khoảng 2.000 người cố gắng đi đường tắt nguy hiểm bằng cách vượt qua hòn đảo phía đông Hy Lạp trên những con thuyền không an toàn. Sau khi tới đây, họ qua các quốc gia vùng Balkan như Macedonia và Serbia rồi đến Hungary. Tuy nhiên, quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu EU này đã dựng hàng rào dây thép gai tạm thời để kiểm soát dòng người tị nạn và nhập cư.

Và đây là câu chuyện về nỗi bất hạnh của gia đình một cậu bé người Syria tìm cách vượt đại dương để tới châu Âu tìm cuộc sống mới nhưng phải bỏ mạng trên biển. Cậu bé trong bức ảnh được xác nhận là Aylan Kurdi - quốc tịch Syria. Để thoát khỏi sự bất ổn chính trị với những cuộc xung đột vũ trang xảy ra liên miên ở đất nước mình, gia đình cậu bé đã tìm cách vượt biên sang Châu Âu.

Theo tờ  Telegraph. Aylan cùng bố mẹ và anh trai ở trên con thuyền chở hơn chục người trước khi nó chìm. Mẹ và anh trai 5 tuổi của Aylan cũng chết đuối, còn cha cậu bé được cho là sống sót,

Cậu bé nằm úp mặt lên cát, hai tay duỗi thẳng xuôi theo cơ thể, giống như đang ngủ. Sóng biển vỗ nhẹ vào bờ, quanh mặt và cơ thể không còn sự sống của em. Bé trai mặc áo phông đỏ, quần xanh và đi đôi giày nhỏ được cho là một trong số 12 nạn nhân trên con thuyền bơm hơi tới hòn đảo Kos của Hy Lạp, Sky News đưa tin.

Sau khi bức ảnh trên  được nhà báo Sakir Khader đưa lên Twitter đã được chia sẻ rất nhanh chóng trên mạng xã hội và gây nên một hiệu ứng mạnh trên toàn thế giới.

Bức ảnh chụp lại cảnh một nhân viên cảnh sát đang bế em lên bờ với dòng chú thích "cậu bé sống sót trong bạo lực chiến tranh của người Syria, nhưng thiệt mạng trên đường đến một cuộc sống mới yên bình ở châu Âu" đã khiến cộng đồng trên toàn thế giới xót xa, thương cảm. Cùng với đó là làn sóng phản đối chiến tranh, phản đối xung đột chính trị, bạo lực là một trong những nguyên nhân khiến gia đình cậu bé Aylan Kurdi cũng như biết bao gia đình khác trên thế giới phải đánh đổi tính mạng của mình trên đường tìm những bến đỗ bình yên mới.

Câu chuyện trên cũng nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng và giữ gìn sự ổn định chính trị của đất nước mình. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một đất nước "hòa bình, ổn định" về chính trị bậc nhất thế giới và là một điểm đến an toàn của du khách quốc tế. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Để duy trì sự hòa bình, ổn định của đất nước theo tôi cần sự chung tay nỗ lực của tất cả mọi người. chúng ta hãy bảo vệ và xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đấu tranh, lên án, cô lập những phần tử cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách để phá hoại thể chế chính trị của đất nước. Có như vậy chúng ta mới không bao giờ phải chứng kiến những cảnh tượng tương tự xảy đến với người Việt Nam./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét