Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

NGƯỜI VIỆT CHÂN CHÍNH

Xứ Lạng

Người Việt Nam, dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu, trong nước hay ngoài người, có lẽ ai cũng có một tình yêu đối với tổ quốc, dân tộc mình! Tình yêu thiêng liêng đó được hình thành, vun đắp và ngày càng lớn lên theo cùng năm tháng. Tình yêu thiêng liêng đó xuất phát từ lòng tự tôn, tự hào dân tộc, từ công lao dựng nước và giữ nước của lớp lớp cha ông.

Trong những ngày tháng năm này, khi toàn dân tộc Việt chúng ta hân hoan chào đón những ngày lễ lớn quan trọng của đất nước, chúng ta cùng ngược lại thời gian và bàn một chút về tinh thần yêu nước của dân tộc và lòng yêu nước của mỗi người con đất Việt. Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tự chủ từ tay bao kẻ thù xâm lược. Nếu nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta dưới thời đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đây là khoảng thời gian khá dài nó tương đương trên dưới cả thiên niên kỷ. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác; cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết trong Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2 năm 1951: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Đối với mỗi con người Việt Nam dù sinh sống ở đâu trên khắp trái đất này thì lòng luôn hướng về Tổ quốc, nếu cần họ cũng sẵn sàng sả thân vì Tổ quốc thân yêu, nhất là mỗi khi Tổ quốc cần.

Chiều dài của lịch sử đã chứng minh hùng hồn cho những khẳng định nói trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc khoảng hơn một nghìn năm. Đây là thời kỳ đau thương, được coi là đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên cực kỳ diệu kỳ của dân tộc với những Tháng Gióng vươn mình đuổi giặc Ân và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn, rồi nhà Lý đánh tan quân Tống, bài thơ Thần mà Lý Thường Kiệt đã đọc vang lên từ dòng sông Như Nguyệt, tuy ngắn gọn nhưng có giá trị như một bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc: “sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành định phận ở sách trời, cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”; nhà Trần với nhiều binh hùng tướng giỏi như: Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Yết Kiêu đã từng lặn sâu hàng giờ dưới biển đục thủng hàng chục chiến thuyên của quân xâm lược Nguyên - Mông, đặc biệt là Trần Hưng Đạo, vì lòng yêu nước, căm thù giặc, ông đã: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” vì “chưa được xả thịt, lột da nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa ta cũng nguyện làm”, để rồi ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi chiến thắng quân Minh vì: “ đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông”, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh giành nền độc lập… Rồi gần đây, đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, “ từ trên rừng xanh, đoàn quân Việt Minh, phất cờ đuổi giặc, dân nghèo như nước, phá bờ tiến lên” để rồi sao vàng, cờ đỏ tung bay trên toàn quốc với cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Để rồi cả dân tộc Việt Nam hân hoan, tự hào chào mừng ngày độc lập, cả dân tộc như “nín thở” chờ đợi Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu đọc lên bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước pháp quyền của dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Chưa hết, lòng yêu nước còn tiếp tục trường chinh cùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là cuộc kháng chiến được coi là khó khăn nhất, vĩ đại nhất, vì chúng ta phải đương đầu với chủ nghĩa thực dân mới, có thế và lực lớn mạnh hơn bội phần những kẻ thù trước đó. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Một đặc điểm riêng có của con người Việt Nam ta là “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, cho nên từ đời xưa đã xuất hiện các vị lão tướng tiền bối công danh lừng lẫy, đất nước mãi mãi ghi công như: Bà Trưng, Bà Triệu...và cho đến nay chị Võ Thị Sáu vẫn ngẩng cao đầu, với nụ cười chiến thắng trước quân xâm lược, chị Út Tịch, người mẹ của sáu đứa con, tham gia đánh giặc khiến giặc nhiều phen khiếp vía, với câu nói nổi tiếng “ đánh đến còn cái nai quần cũng đánh” thì không còn gì phải bàn cãi về lòng yêu nước của những người con đất Việt như vậy. 

Ở Việt Nam “người lớn đánh giặc đã đành, trẻ em cũng góp phần mình một tay”,đấy cũng là cái hay, cái đẹp của một dân tộc bất khuất, kiên gan, chắc chắn đó là những Kim Đồng, Lê Văn Tám... và còn rất nhiều em nữa đã không run sợ trước mũi súng của quân thù cho nên đã tham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp đánh giặc, trở thành dũng sĩ; và cũng có lẽ cũng chỉ có ở Việt Nam con kiến, con ong cũng làm nên chiến công lừng lẫy. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường, chắc chắn “ nhật ký tuổi hai mươi”, đã làm cho bao con người cảm động, từ đó thôi thúc bản thân hành động đúng vì một lẽ phải cho đất Mẹ thân yêu. Có những người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về, “ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im”, không về của các anh lòng mẹ đâu lắm đó, nhưng cái đau đó đã ngấm vào máu thịt mẹ, mẹ chẳng nói ra, vì mẹ còn sự nghiệp của cả một dân tộc đang trải dài phía trước, mẹ nén nỗi đau để lần lượt đưa anh em mình ra trận. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, truyền thống và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không phải là một thứ triết lý dễ quên qua năm tháng, hoặc là mất đi khi Tổ quốc lớn mạnh từng ngày mà nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh vô biên luôn theo sát dân tộc ta và mỗi con người Việt Nam. 

Được hình thành từ rất sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta.

Cũng trong không khí mùa thu cách đây bảy mươi năm, khi toàn dân hân hoan chào đón ngày quốc khánh, thì bây giờ, cũng là mùa thu lịch sử đó, toàn dân tộc Việt Nam, lại hân hoàn, chỉnh trang nhà cửa, sắc cờ đỏ tươi, đường phố rực ánh đèn, để kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh 2.9, một ngày lễ thiêng liêng của mỗi người Việt chân chính, dù ở bất kỳ nơi đâu đều hướng về Tổ quốc và trong tim lại vang lên âm hưởng của hồn thiêng sông núi, tiếng Tổ quốc lại vang vang lên trong mỗi người. Việt Nam! Việt Nam!
Bài viết của những kẻ "lãng quên" truyền thống, lịch sử dân tộc
Không bao giờ chúng ta lãng quên truyền thống yêu nước của dân tộc và lòng yêu nước của mỗi con người dân Việt, dù rằng trong ý nghĩ cũng không bao giờ để nó xảy ra. Hôm nay ngồi viết bài này, tự dưng tôi lại nghĩ đến một câu nói đại ý như sau: “những người thông minh biết biến thù thành bạn, ngược lại những người dại dột sẽ biến bạn thành thù”. Hỡi những người con dân Việt còn lầm đường lạc lối, dù con có quy lưng với niềm tự hào dân tộc, dù màng danh lợi trước mắt, dù có dại dột bán lương tâm cho kẻ thù…thì hãy dừng lại, Tổ quốc, dân tộc luôn mở rộng vòng tay đón con trở về!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét